Các giải pháp để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh tronglĩnh vực viễn thông

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 106 - 110)

3.3.1.1 Các giải pháp bảo đảm cạnh tranh

a) Cần bảo vệ thông tin quản lý, kinh doanh của nhà khai thác mới

Nhà khai thác chủ đạo có thể lấy các thông tin quản lý của nhà khai thác mới thông qua đàm phán về kết nối. Do đó, ở đây cần cần có vai trò của Bộ Bưu chính Viễn thông trong việc quy định các biện pháp để giữ bí mật các thông tin của nhà khai thác mới.

Các nhà khai thác chủ đạo đối với dịch vụ điện thoại nội hạt và các dịch vụ độc quyền khác có khả năng thu thập các thông tin có giá trị mang tính cạnh tranh từ phía đối thủ cạnh tranh có kết nối với họ. Nhà khai thác chủ đạo có thể sử dụng những thông tin đó để tiến hành tiếp cận khách hàng của đối thủ cạnh tranh, đưa ra các hình thức ưu đãi để thuyết phục khách hàng không sử dụng dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Để ngăn chặn việc lạm dụng thông tin cạnh tranh chúng ta nên thành lập một nhóm dịch vụ nhà khai thác thuộc nhà khai thác chủ đạo (VNPT). Nhóm này có chức năng độc lập nhận và xử lý tất cả các đề nghị đối với các dịch vụ kết nối. Nhóm này có nhiệm vụ phải bảo mật các thông tin này và Bộ Bưu chính Viễn thông cần phải quy định chế tài chặt chẽ xử lý mạnh khi họ để rò rỉ thông tin.

b) Có biện pháp chống bao cấp chéo

Hiện tại ở Việt nam, bù giá chéo đã và đang được sử dụng như là công cụ thực hiện phổ cập dịch vụ. Tuy nhiên, quan điểm của Đảng và Nhà nước là từng bước giảm và chấm dứt hoạt động bù giá chéo. Bộ Bưu chính Viễn thông cần phải thúc đẩy nhanh việc tách bưu chính ra khỏi viễn thông, các đơn vị của VNPT yêu cầu phải hạch toán độc lập. Vừa qua, Thủ tướng chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt đề án thí điểm hình thành tập đoàn bưu chính viễn thông trên cơ sở sắp xếp lại VNPT. Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam sẽ hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con. Đây là bước tiến cơ bản để thực hiện quan điểm chính sách giảm và chấm dứt bù giá chéo, hạch toán độc lập, tạo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông và đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập KTQT.

Để có thể chấm dứt bù giá chéo, nhà nước cần phải quy định rõ và có chiến lược về giá cước kết nối dựa trên cơ sở giá thành và phần đóng góp vào việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích. Phần đóng góp này cần phải được tính toán cụ thể để làm sao cho hợp lý, thúc đẩy được cạnh tranh mà vẫn đảm bảo được mục tiêu phổ cập dịch vụ.

Chúng ta sớm xây dựng và hoàn thiện mô hình Quỹ dịch vụ viễn thông công ích. Nên chỉ định hoặc đấu thầu chọn một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trên cơ sở thẩm định dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của doanh nghiệp đó. Hiện tại, đã có quy định về nguồn đóng góp cho dịch vụ viễn thông công ích là từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông và các nguồn tài chính khác. Tuy nhiên, Bộ Bưu chính Viễn thông cũng cần phải có các chế tài mạnh để buộc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề này. Đến nay, việc thu đóng góp của các doanh nghiệp cho quĩ dịch vụ viễn thông công ích còn rất chậm chạp.

Chúng ta cũng cần phải đẩy nhanh việc thực hiện hạch toán độc lập của VNPT. Mục tiêu của việc hạch toán độc lập là để tách chi phí của nhà khai thác với các dịch vụ khác nhau mà họ cung cấp nhằm xác định giá thành cung cấp cho từng dịch vụ. Trên cơ sở đó, Bộ Bưu chính Viễn thông có thể tính được lượng mà VNPT phải đóng góp của từng nhóm dịch vụ cho quĩ dịch vụ viễn thông công ích, đồng

thời cũng tính được dịch vụ nào hiện tại của VNPT sẽ được nhận đóp góp từ quĩ dịch vụ công ích.

c) Cần phải có hướng dẫn cụ thể đối với luật cạnh tranh áp dụng trong lĩnh vực viễn thông

Các quy định cụ thể để bảo vệ cạnh tranh lành mạnh và chống độc quyền theo Luật cạnh tranh cũng cần được hướng dẫn cụ thể để có thể thi hành trong lĩnh vực viễn thông như: giá sử dụng cơ sở hạ tầng mạng, bù giá chéo, từ chối cung cáp dịch vụ, ép sử dụng dịch vụ, lạm dụng các biện pháp kỹ thuật để khoá dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh, gièm pha đối thủ...

3.3.1.2 Các kiến nghị về vấn đề kết nối

Mặc dù trong thời gian qua, vấn đề kết nối giữa VNPT và các doanh nghiệp mới ngày càng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo việc kết nối diễn ra thuận tiện, kịp thời, minh bạch, không phân biệt đối xử... như yêu cầu của WTO, chúng ta nên xem xét đến các nguyên tắc kết nối sau:

- Những điều khoản về kết nối mạng viễn thông phải không phân biệt đối xử giữa các nhà khai thác và giữa những hoạt động của bản thân VNPT với các doanh nghiệp mới.

- Việc kết nối nên được phép thực hiện ở bất kỳ điểm nào có khả thi về mặt kỹ thuật. VNPT có thể quy định nhà khai thác phải trả những chi phí phát sinh của việc kết nối mà không theo tiêu chuẩn.

- Bộ Bưu chính Viễn thông nên xây dựng mước cước kết nối dựa trên cơ sở chi phí. Bộ cũng cần phải có văn bản quy định rõ sự không hiệu quả về chi phí của các nhà khai thác chủ đạo (như VNPT) không được chuyển sang cho nhà khai thác có kết nối gánh chịu.

- Những hướng dẫn quản lý và thủ tục kết nối nên được đưa ra trước để tạo điều kiện cho những thương lượng kết nối giữa những nhà khai thác. Yêu cầu các nhà khai thác chủ đạo công bố những điều khoản và các thủ tục chuẩn cho việc kết nối. Các thủ tục và điều khoản này phải được sự đồng ý của Bộ Bưu chính Viễn thông.

- Chúng ta nên ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về kết nối: trách nhiệm của các bên, thời hạn và chế tài xử lý những hành vi vi phạm.

- Những phần tử mạng phải được phân tách và tính cước riêng biệt. Các chi phí liên quan đến nghĩa vụ phổ cập dịch vụ cần được xác định riêng và không được đưa vào cước kết nối.

- Ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật trong kết nối, thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Theo kinh nghiệm nhiều cơ quan quản lý viễn thông và chuyên gia kết nối đã tổng kết lại rằng nhìn chung là phi thực tế nếu yêu cầu những nhà khai thác thống trị thương lượng thoả thuận kết nối với các nhà khai thác mới mà thiếu sự hướng dẫn thích hợp của cơ quan quản lý. Định hướng về mặt quản lý và liên tục giám sát, hoà giải là thực sự cần thiết để các nhà khai thác thương lượng đạt được các thoả thuận kết nối hợp lý, kịp thời. Do đó vai trò của cơ quan quản lý trong việc này là rất quan trọng. Bộ Bưu chính Viễn thông nên đứng ra đóng vai trò trong việc đẩy mạnh sự kết thúc thành công của các cuộc thương lượng kết nối bằng các biện pháp như:

- Thiết lập những bản hướng dẫn trước cho việc thương lượng

- Quy định thời gian cho các giai đoạn khác nhau của các cuộc thương lượng. - Đưa ra những khuyến khích để hoàn thành thoả thuận kết nối

- Chỉ định người trung gian hoà giải hoặc trọng tài.

3.3.1.3 Các kiến nghị về cấp phép dịch vụ

Chúng ta nên phân loại các dịch vụ nhạy cảm và không nhạy cảm để áp dụng chế độ cấp phép khác nhau. Quy định các tiêu chuẩn số lượng rõ ràng và chi tiết để đánh giá về khả năng tài chính và kỹ thuật. Đối với dịch vụ giá trị gia tăng, nên sử dụng chế độ đăng ký thay cho chế độ cấp phép hiện nay.

Vấn đề đang được các nhà phân tích đặt ra là liệu Việt Nam có cấp quá nhiều giấy phép viễn thông hay không. Dựa vào kinh nghiệm trên thế giới các nhà phân tích cho rằng chỉ nên có hai hoặc ba giấy phép cung cấp dịch vụ đường dài là đủ cho truyền dẫn quốc gia kể cả cổng quốc tế, hai giấy phép cung cấp dịch vụ nội hạt cố định và ba giấy phép về dịch vụ di động.

Thị trường dịch vụ di động đang được nhắc nhiều đến với vấn đề tâm điểm đã có 6 mạng di động được cấp phép tính đến thời điểm này đó là Mobile phone, Vinaphone, S-Fone, Vietel, Hanoi Telecom, VP Telecom. Theo nhận định của giới chuyên môn, với hơn 80 triệu dân thì số lượng mạng di động như vậy là hơi nhiều và thị trường thông tin di động của Việt Nam có khả năng sẽ đi theo xu hướng chung mà các nước trong khu vực đã từng trải qua như Hàn Quốc, Trung Quốc. Khi mở cửa thị trường thì Hàn Quốc có rất nhiều mạng di động, nhưng sau thời gian cạnh tranh, sáp nhập và ổn định ở con số 3 mạng di động. Các nhà phân tích cho rằng, thị trường di động nên dừng lại ở con số 3, việc này vừa đủ cho việc cạnh tranh và các nhà khai thác có được quy mô khách hàng phù hợp.

Bộ Bưu chính Viễn thông cũng cần trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế, căn cứ các số liệu thống kê, khảo sát sức mua của thị trường Việt Nam và để không lãng phí tài sản chung của nhân dân, không thể cấp phép ồ ạt cho quá nhiều doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng mạng, nhất là khi quá trình hội tụ của các loại dịch vụ Bưu chính – viễn thông – internet – phát thanh truyền hình đang diễn ra trên phạm vi rộng và đồng thời tránh lãng phí xây dựng mạng một cách chồng chéo.

3.3.2 Các giải pháp và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)