Tình hình thực hiện các cam kết và tác động của các cam kết quốc tế về đầu tư đối với môi trường đầu tư viễn thông của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 86)

tư đối với môi trường đầu tư viễn thông của Việt Nam.

Đối với hệ thống phát luật hiện hành, các cam kết quốc tế về đầu tư có tác động ở những mức độ và phạm vi khác nhau. Từ năm 2001 đến nay, việc triển khai Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và các Hiệp định song phương, hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam đứng trước yêu cầu cần phải có sự điều chỉnh cần thiết, trước hết trong các vấn đề như:

- Lĩnh vực đầu tư

- Chế độ cấp phép và quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài

- Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, các qui định về đất đai, quản lý ngoại hối, chuyển giao công nghệ, tuyển dụng lao động…

Các cam kết quốc tế về đầu tư cũng có tác động lẫn nhau:

Luật đầu tư nước ngoài và các văn bản pháp qui chưa qui định rõ hình thức đầu tư trong lĩnh vực viễn thông. Tại nghị định số 27/2003/NĐ-CP ngày 19/03/2003 ban hành danh mục, lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì qui định chỉ đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) và bên Việt Nam là đơn vị chuyên ngành được cấp phép trong lĩnh vực thiết lập mạng viễn thông công cộng, cung cấp dịch vụ viễn thông quốc.

Như vậy, có nghĩa đến thời điểm này đầu tư vào lĩnh vực thiết lập mạng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông mới chỉ được ở hình thức BCC. Đây là hình thức các đối tác thoả thuận tiến hành hoạt động đầu tư mà không tạo ra một pháp nhân mới. Một hoặc cả hai bên có thể góp vốn cố định hoặc lưu động, nhưng việc chia lợi nhuận sẽ dựa trên cơ sở thoả thuận chứ không theo tỷ lệ góp vốn. Các dự án BCC trong ngành viễn thông thì bên Việt Nam thường đóng góp bằng quyền truy nhập mạng, giấy phép, tần số và một phần vốn lưu động, bên nước ngoài thường góp bằng vốn cố định và khi kết thúc dự án thì các tài sản và việc quản lý mạng của dự án BCC sẽ thuộc về bên Việt Nam.

Do hình thức BCC không thành lập pháp nhân mới, nên phía đối tác nước ngoài không có tư cách pháp nhân và các nhà đầu tư nước ngoài không có giá trị tài sản lâu dài trong dự án nên họ không chấp nhận việc thu hồi vốn thấp tại thời điểm ban đầu để có thể tiếp tục thực hiện dự án rồi sẽ có lợi nhuận cao hơn về sau. Đối với một mạng di động CDMA như của Hanoi Telecom cần khoảng 655 triệu USD cho thời gian dự án là 15 năm, phía nước ngoài yêu cầu phải chia lợi nhuận với tỷ lệ là 50:50 và với tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là 28,8%. Một tỷ lệ rất cao để sau 6 năm thì Hutchison đã thu hồi xong vốn(1).

Trong tương lai, khi mà chi phí vốn đầu tư của các dự án viễn thông rất cao, lợi nhuận mong đợi sẽ thấp hơn hiện nay, việc chỉ áp dụng hình thức BCC trong lĩnh vực viễn thông thì Việt Nam chỉ có thể thu hút được các nhà đầu tư kém chất lượng. Đây là một thách thức không nhỏ đối với ngành viễn thông Việt Nam trong việc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư cho việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới trong thời gian tới. Vấn đề này đặt ra yêu cầu Chính phủ, các Bộ ngành có liên quan phải có hướng để giải quyết sớm.

Về lĩnh vực cho phép, khuyến khích, hạn chế, cấm đầu tư chung tại danh mục trong nghị định số 27/2003/NĐ-CP ng y 19/03/2003 ban hành danh mục, lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì trong viễn thông không có các qui định cụ thể.

Về hình thức hạn chế đầu tư nước ngoài, ngoài các qui định chung về đầu tư nước ngoài thì không có qui định rõ về hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực viễn thông có tính đến đặc thù của ngành như: hạn chế về sở hữu vốn tối đa và tối thiểu của nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế về địa bàn đầu tư.

Theo quy định hiện nay tại nghị định số 24/2000/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp phép các dự án viễn thông là thuộc nhóm A và do Thủ tướng Chính phủ cấp phép trên cơ sở Bộ Kế hoạch Đầu tư trình và có lấy ý kiến của các Bộ ngành liên quan. Tuy nhiên, chưa có quy định về tiêu chí cấp phép cho các doanh nghiệp liên doanh viễn thông như tiêu chí của Bên Việt Nam, bên nước ngoài về vốn, công nghệ, quy

(1)

mô, giá trị hiện tại của giấy phép của doanh nghiệp Việt Nam, hay doanh nghiệp nào của Việt Nam được phép liên doanh.

Khi có giấy phép đầu tư, doanh nghiệp không cần phải xin giấy phép kinh doanh mà chỉ cần đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để triển khai hoạt động kinh doanh theo quy định tại giấy phép đàu tư. Vấn đề này đã được quy định tại điều 28 của nghị định số 24/2000/NĐ-CP. Quy định này đã giảm thiểu thủ tục hành chính nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực viễn thông giấy phép kinh doanh rất quan trọng vì còn liên quan đến thương quyền, tài nguyên thông tin như kho số, phổ tần số vô tuyến điện. Các giấy phép cung cấp dịch vụ có liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin chỉ được cấp nếu việc phân bổ tài nguyên là khả thi. Vì vậy, cần phải có quy định rõ về vai trò của Bộ Bưu chính Viễn thông trong việc tham gia trong quá trình thẩm định về lĩnh vực mà ngành quản lý.

Việc thành lập công ty 100% vốn nước ngoài và liên doanh về dịch vụ máy tính và liên quan vẫn chưa có các quy định về tiêu chí và điều kiện thành lập. Do đó, cần thiết phải xem xét để xây dựng các quy định về vấn đề này.

Tóm lại, lĩnh vực viễn thông vẫn là mảnh đất màu mỡ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại Việt Nam mới chỉ có hình thức BCC trong lĩnh vực thiết lập mạng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông. Sự hạn chế về hình thức đầu tư trong lĩnh vực viễn thông sẽ phải thay đổi khi chúng ta đang trong quá trình đàm phán và đặt quyết tâm gia nhập WTO vào tháng 12/2005.

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)