Những thuận lợi và thách thức của ngành viễn thông ViệtNam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 32)

trình hội nhập kinh tế quốc tế

Sự phát triển hiện nay trên thế giới có hai nét đặc trưng, đó là sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông và quá trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với việc đảm bảo công bằng cho mọi người dân được tiếp cận và hưởng thụ các thành quả của công nghệ thông tin và truyền thông và sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung. Thực tế cho thấy, sự chênh lệch phát triển hay còn được gọi là “khoảng cách số” trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay không những không được giải quyết mà còn ngày càng gia tăng giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các vùng miền trong bản thân một quốc gia. Trong bối cảnh chung đó, việc hội nhập kinh tế quốc tế mà mục tiêu là gia nhập WTO cũng có những ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến sự phát triển của ngành viễn thông Việt Nam.

Với vai trò đặc biệt của một ngành phục vụ thông tin liên lạc với những điểm đặc thù của các dịch vụ viễn thông, viễn thông Việt Nam đang hoà vào dòng chảy của nền kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Trong quá trình xây dựng lộ trình và thực hiện các cam kết trong chương trình hợp tác kinh tế của ASEAN, APEC, Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và WTO, ngành viễn thông Việt Nam đã và đang gặp những thuận lợi và thách thức sau:

Dịch vụ viễn thông có một đặc điểm quan trọng là tính không biên giới, đặc điểm này tác động không nhỏ tới việc phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế với tư cách là thành viên đầy đủ của các định chế thương mại đa biên quốc tế, trong đó có các định chế thương mại đa biên về dịch vụ trước nhất sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam gia tăng chủ động trong việc khai thác các thị trường truyền thống bằng phương thức tham gia, thâm nhập thị trường mạnh hơn tại các thị trường truyền thống và các thị trường tiềm năng. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp viễn thông Việt nam mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế. Cụ thể, trước đây việc thiết lập các quan hệ dịch vụ được tiến hành bằng các hợp đồng, thoả thuận cùng cung cấp dịch vụ với các đối tác có quốc tịch nước ngoài tại thị trường nước ngoài, tức là thông qua phương thức cung cấp dịch vụ qua biên giới trong các phương thức thâm nhập thị trường. Sau khi gia nhập các định chế thương mại đa biên quốc tế, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Việt Nam có khả năng gia tăng mức độ tham gia thông qua phương thức thâm nhập thị trường khác như hiện diện thương mại, hiện diện thể nhân. Đồng thời, bằng các cam kết có đi có lại mang tính song biên trong khuôn khổ các cam kết định hướng có tính đa biên, doanh nghiệp viễn thông khi thành lập các văn phòng đại diện, các công ty chi nhánh, các liên doanh cung cấp dịch vụ tại các quốc gia sở tại cũng sẽ được hưởng những bảo hộ về đầu tư, bảo hộ về đãi ngộ quốc gia tương ứng với các đãi ngộ quốc gia mà Việt Nam dành cho các quốc gia khác. Đây là điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông của Việt Nam vươn tầm quốc tế, hình thành các tập đoàn theo mô hình đa quốc gia hoặc xuyên quốc gia trong phạm vi hợp lý.

Tham gia quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cho ngành viễn thông Việt Nam cơ hội để tiến hành đổi mới, thu hút vốn nước ngoài, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia và qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân. Tuy coi trọng phát huy nội lực chúng ta vẫn cần quan tâm thích đáng đến đầu tư nước ngoài. Cũng như các cơ sở hạ tầng kinh tế quốc dân khác, cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông quốc gia đòi hỏi vốn đầu tư lớn và có thời

gian thu hồi vốn dài. Việc phát triển nhanh mạnh cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia sẽ giúp chúng ta nhanh chóng nâng cao hiệu quả của cả nền kinh tế, sức cạnh tranh quốc gia, thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước phát triển. Tham gia vào WTO, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để tiếp nhận nguồn đầu tư lớn về vốn và công nghệ của các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực viễn thông, từ đó có điều kiện mở rộng thị phần trên thị trường khu vực và quốc tế, thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ, qua đó có được tăng trưởng cao và lâu bền.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi để ngành viễn thông Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, chuyển giao công nghệ hiện đại đáp ứng sự thay đổi rất nhanh của công nghệ cũng như môi trường kinh doanh viễn thông.

Hội nhập kinh tế quốc tế, tiến tới gia nhập WTO tạo động lực đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng nâng cao sức cạnh tranh. Trên thị trường viễn thông hiện nay ở Việt Nam đã có sự cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp trong nước, tuy nhiên mức độ cạnh tranh còn thấp do hầu hết các doanh nghiệp hiện nay là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc gia nhập WTO chắc chắn sẽ làm cho cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn với sự tham gia của các tập đoàn, công ty lớn nước ngoài. Đây cũng là nguồn động lực mới để các doanh nghiệp trong nước tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đứng vững và phát triển.

Việc tham gia vào các định chế, cam kết thương mại song phương và đa biên, trong đó mục tiêu tiến tới là gia nhập WTO sẽ tạo điều kiện cho ngành viễn thông của Việt Nam nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước. Thực tế cho thấy, tác động của sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ, sự hội tụ của các ngành điện tử – tin học – viễn thông cũng như những biến động theo chiều hướng toàn cầu hoá của thị trường viễn thông đã có những tác động tích cực trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Thời gian vừa qua, ngành Viễn thông Việt Nam đã nghiên cứu và áp dụng có chọn lọc và hiệu quả những kinh nghiệm quốc tế trong đổi mới tổ chức và quản lý để thích ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe hơn trong giai đoạn hội nhập sắp tới.

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt để đào tạo nguồn nhân lực. Việc gia nhập WTO sẽ tăng cường các quan hệ đầu tư thương mại với các nước, nhất là các nước công nghiệp phát triển. Các hoạt động kinh tế trong nước sẽ gắn chặt hơn với thị trường thế giới. Đây chính là trường học thực tế, tuy khốc liệt nhưng là cần thiết để chúng ta đào tạo được một nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xây dựng và phát triển đất nước.

Người tiêu dùng Việt Nam có thêm cơ hội hưởng thụ các thành tựu phát triển viễn thông và công nghệ thông tin. Cạnh tranh, nếu quản lý tốt, sẽ giúp người tiêu dùng được hưởng lợi từ những sản phẩm dịch vụ giá rẻ và chất lượng cao.

1.3.3.2 Những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế

Trong bối cảnh phát triển hiện nay, bên cạnh những thuận lợi nêu trên ngành viễn thông Việt Nam đang đứng trước những khó khăn, thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế và khu vực:

Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông trong nước còn yếu. Điều này thể hiện rất rõ qua yếu tố về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý kinh doanh, trình độ đội ngũ cán bộ và qua năng suất lao động thấp. Quan tâm đến thị trường viễn thông Việt Nam là các nước công nghiệp phát triển có nhiều tiềm lực và kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế cùng hệ thống pháp luật chặt chẽ để hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp của họ đầu tư ra nước ngoài.

Thị trường viễn thông của Việt Nam trong tương lai có thể sẽ bị chia sẻ đáng kể khi các tập đoàn viễn thông lớn nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Mặt khác, nếu không có chính sách quản lý phù hợp sẽ dẫn đến việc phát triển mất cân đối do các công ty nước ngoài sẽ tập trung đầu tư vào những lĩnh vực có lợi nhuận cao, như khu vực thành thị, khu công nghiệp trong khi vùng nông thôn và đặc biệt là vùng sâu, vùng xa lại không có ai làm.

Với cơ chế đào tạo, tuyển dụng, đãi ngộ như hiện nay, các doanh nghiệp Nhà nước khó có thể có và duy trì được đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Chúng ta sẽ vấp phải khó khăn trong việc duy trì và phát triển các nhân tố ưu việt của chế độ xã hội nước ta: việc cân bằng ba lợi ích Nhà nước – doanh nghiệp – người sử dụng trong môi trường cạnh tranh, có sự tham gia của yếu tố nước ngoài là vấn đề rất mới và nhiều khó khăn cho việc hài hoà giữa các mục tieu kinh tế và xã hội, giữa kinh doanh và công ích, giữa phát triển và an toàn an ninh.

Việc điều chỉnh môi trường pháp lý về viễn thông vừa đảm bảo được các tiêu chí phát triển của Nhà nước ta, vừa phù hợp với các yêu cầu của quốc tế là quá trình đòi hỏi mất nhiều thời gian thực hiện nhưng thực tế hiện nay lại là vấn đề hết sức cấp bách. Các quy định trong văn bản phụ lục tham chiếu về viễn thông của WTO như vấn đề bảo vệ cạnh tranh, kết nối, cấp phép dịch vụ phổ cập, sự độc lập của cơ quan quản lý nhà nước là những vấn đề mới và phức tạp đối với ngành viễn thông Việt Nam.

Những tác động tích cực và tiêu cực, những thời cơ và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc gia nhập WTO nêu trên sẽ còn được nhân thêm khi tính đến vai trò và ý nghĩa của viễn thông đối với nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá, vai trò và ý nghĩa của thông tin liên lạc đối với an ninh quốc phòng. Chúng ta cũng có thể thấy rõ điều này qua việc lĩnh vực viễn thông luôn nằm trong số ít những lĩnh vực chịu nhiều sức ép mở cửa nhất trong các cuộc đàm phán thương mại. Vì vậy, cân nhắc kỹ lưỡng lộ trình hội nhập, mức cam kết mở cửa thị trường và các biện pháp đảm bảo phát triển hiệu quả khi hội nhập là hết sức cần thiết. Hội nhập là phương tiện cần thiết trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay để thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

* *

*

Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Tuy nhiên, các quốc gia đều hiểu rằng nếu đóng cửa, không hội nhập có nghĩa là tự loại mình ra khỏi cuộc chơi, đất nước sẽ không thể phát triển. Do đó, các quốc gia đều

quyết định hội nhập kinh tế quốc tế, và tuỳ điều kiện của từng quốc gia mà mỗi quốc gia quyết định cho mình chiến lược hội nhập cho phù hợp. Việt Nam chúng ta cũng đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Chúng ta đã và đang trong tiến trình tham gia mạnh hơn các tổ chức kinh tế khu vực, quốc tế và mục tiêu cao nhất đó là gia nhập WTO trong năm nay. Ngành viễn thông của Việt Nam trong tiến trình hội nhập chung của đất nước cũng đang xây dựng cho mình một lộ trình hội nhập và phát triển phù hợp nhằm tận dụng được các lợi ích của công nghệ, tài chính, kinh nghiệm,… từ quá trình hội nhập đồng thời hạn chế đến mức tối đa các xáo trộn hay bất lợi do quá trình hội nhập mang lại.

Chương 2

Thực trạng ngành viễn thông Việt nam trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)