Trong những năm gần đây, trên thế giới xuất hiện hai xu hướng lớn tác động mạnh đến lĩnh vực viễn thông, đó là toàn cầu hoá - khu vực hoá kinh tế quốc tế và sự hội tụ công nghệ viễn thông - điện tử – tin học – truyền thông quảng bá. Chính những biến động này đã tạo ra những yêu cầu về đổi mới và hoàn thiện mô hình tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật và những cơ chế chính sách để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, đáp ứng với tình hình
(1)Bộ Bưu chính Viễn thông và UNDP. Tài liệu của hội thảo “Tư vấn quốc gia về Công nghệ thông tin và truyền thông phục vụ phát triển tại Việt Nam”, 19/08/2003
mới, trong đó có các chính sách về phát huy nội lực, mở cửa thị trường, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thúc đẩy sự phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nhanh chóng phổ cập dịch vụ viễn thông và thực hiện nghĩa vụ công ích; tăng cường bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet; tạo quyền chủ động cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.v.v…
2.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của cơ quan quản lý Nhà nước về viễn thông của Việt Nam
Từ những năm 1990 trở về trước, Tổng cục Bưu điện là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện đồng thời trực tiếp thực hiện chức năng quản lý điều hành mạng lưới kinh doanh dịch vụ bưu chính viễn thông trong cả nước. Ngày 4/7/1990 Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 115/HĐBT quyết định chuyển Tổng cục Bưu điện thành Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Theo đó, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam trở thành một doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông theo mô hình “Liên hiệp xí nghiệp quốc doanh” và chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện, còn chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện lúc này đã được chuyển giao về cho Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện (nghị định số 151/HĐBT ngày 12/5/1990). Như vậy, nghị định này của Hội đồng Bộ trưởng đã đánh dấu một bước chuyển mới trong ngành viễn thông: đó là sự phân tách giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh về viễn thông.
Ngày 26/10/1992, Chính phủ đã quyết định thành lập lại Tổng cục Bưu điện để thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện trong thời gian này được xác định rõ trong nghị định của Chính phủ số 28/CP ngày 24/5/1993. Tuy nhiên, việc phân tách rõ rệt hoạt động quản lý nhà nước và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh về viễn thong vẫn chưa thực sự rõ ràng đã
gây ra những cản trở nhất định cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước cũng như quá trình vận động phát triển của doanh nghiệp viễn thông duy nhất lúc bấy giờ là Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Ngày 11/3/1996, Chính phủ đã ban hành nghị định số 12/CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện. Đây chính là một bước chuyển biến thực sự thể hiện sự phân tách rõ rệt giữa hoạt động quản lý nhà nước về viễn thông của cơ quan quản lý nhà nước - đó là Tổng cục Bưu điện – với hoạt động sản xuất kinh doanh về viễn thông của doanh nghiệp viễn thông. Theo quy định tại điều 1 của Nghị định 12/CP, Tổng cục Bưu điện là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông và tần số vô tuyến điện trong phạm vi cả nước, có đầy đủ những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý nhà nước của một cơ quan thuộc Chính phủ và có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể trong lĩnh vực quản lý nhà nước về viễn thông.
Ngày 5/8/2002, Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua quyết định về cơ cấu tổ chức của Chính phủ gồm 26 Bộ và cơ quan ngang Bộ, trong đó có Bộ Bưu chính, Viễn thông. Cùng với việc ban hành pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ngày 25/5/2002 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2002), Chính phủ cũng đã ban hành nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính Viễn thông (nghị định này thay thế Nghị định 12/CP).
Sự ra đời của Bộ Bưu chính Viễn thông là để thống nhất quản lý nhà nước và để thúc đẩy nội lực của quá trình vừa hợp tác cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; đẩy nhanh tiến trình tin học hoá nền kinh tế quốc dân; xây dựng công nghiệp CNTT ở Việt Nam; tận dụng cơ hội rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực.
Theo quy định tại Nghị định số 90/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002, “Bộ Bưu chính Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, Internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyền điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước
(gọi tắt là bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin); quản lý nhà nước các dịch vụ công ích và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn góp của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật”.
Ngoài những chức năng và nhiệm vụ quyền hạn quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Bộ Bưu chính Viễn thông còn có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Về pháp luật và chính sách:
Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác; ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn, chất lượng và quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin sau khi được phê duyệt; tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật và thông tin về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
Về quy hoạch, kế hoạch và kinh tế
Trình Chính phủ chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, các công trình quan trọng về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Quản lý nhà nước lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin. Quản lý thống nhất chương trình phát triển công nghệ thông tin và điện tử. Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ yêu cầu thông tin liên lạc; quản lý an toàn bảo mật trong hoạt động bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. Quản lý và giám định tiêu chuẩn, chất lượng mạng lưới, công trình, sản phẩm và dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Quản lý việc kết nối, hoà mạng viễn thông công cộng, chuyên dùng và các mạng dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. Quy hoạch, phân bổ, ấn định tần số vô tuyến điện; kiểm soát việc sử dụng tần số vô tuyến
điện và thiết bị phát sóng; tổ chức phối hợp tần số vô tuyến điện với các nước và đăng ký tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh với các tổ chức quốc tế có liên quan. Chỉ đạo và kiểm tra về giá, cước các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. Chủ trì thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin.
Về kỹ thuật và nghiệp vụ
Quy định và quản lý kho số, mã số, tên miền, địa chỉ trong bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Quản lý việc cấp, tạm định chỉ, đình chỉ và thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Quyết định các biện pháp huy động các mạng và dịch vụ bưu chính, viễn thông, các phương tiện, thiết bị bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin phục vụ các trường hợp khẩn cấp về an ninh quốc gia, thiên tai, địch hoạ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Quyết định việc in và phát hành tem bưu chính; thu hồi và xử lý tem bưu chính; quy định việc lưu trữ, giám định và xuất nhập khẩu tem bưu chính.
Hợp tác quốc tế
Thực hiện hợp tác quốc tế; quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hội và tổ chức Chính phủ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
Tổ chức cán bộ
Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng về
chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức viên chức; xây dựng chức danh công chức, viên chức, quy đinh chức danh tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, nghiệp vụ về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin. Quyết định các chủ trương, biện pháp cụ thể và chỉ đạo việc thực hiện cơ chế hoạt động của các tổ chức dịch vụ công trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật; quản lý đối với các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ.
Thanh tra, kiểm tra
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luật về bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin thuộc thẩm quyền của Bộ.
Quản lý phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài chính và tài sản
Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể thuộc thẩm quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
2.2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước chuyên ngành về viễn thông theo pháp lệnh Bưu chính Viễn thông
Theo nội dung quy định của pháp lệnh Bưu chính Viễn thông (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10/2002) thì các nội dung quản lý nhà nước chuyên ngành về viễn thông bao gồm (điều 72 của pháp lệnh):
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển viễn thông.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bưu chính viễn thông.
- Chỉ đạo việc xây dựng, ban hành và quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, chất lượng trong lĩnh vực viễn thông; quản lý an toàn mạng lưới và an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông.
- Cấp, tạm đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ về viễn thông. - Tổ chức quản lý, sử dụng tài nguyên thông tin và kết nối giữa các mạng viễn thông. - Quy định và quản lý giá cước, phí và lệ phí, các hoạt động công ích trong lĩnh
vực viễn thông.
- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về viễn thông; ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực viễn thông; tổ chức phối hợp tần số vô tuyến điện với các nước và đăng ký tần số vô tuyến điện, quỹ đạo vệ tinh với các tổ chức quốc tế có liên quan.
- Tổ chức, quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong lĩnh vực viễn thông.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông.
Về thẩm quyền quản lý nhà nước về viễn thông, pháp lệnh Bưu chính Viễn thông vẫn khẳng định rằng Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về viễn thông (Bộ Bưu chính Viễn thông) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về viễn thông (điều 73).
Với vai trò và tầm quan trọng của ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghệ cao đóng vai trò động lực trong việc thúc đẩy các ngành công nghệ cao khác phát triển, sự ra đời của Bộ Bưu chính Viễn thông mang một ý nghĩa chính trị và kinh tế to lớn trong sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
2.2.1.3 Điều chỉnh của Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập KTQT về cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông.
Về đơn vị quản lý viễn thông, mục 5 của Tài liệu tham chiếu về viễn thông đi kèm Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS) trong WTO đã quy định về nguyên qui tắc độc lập của đơn vị quản lý dịch vụ viễn thông. Đây là quy định có vai trò quan trọng nhất so với những quy định khác. Với hai câu ngắn gọn, mục 5 tạo nền móng cho quy định về tính độc lập và thúc đẩy cạnh tranh về viễn thông: “Đơn vị quản lý tồn tại tách biệt và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ một đơn vị cung cấp dịch
vụ viễn thông cơ bản nào. Các quyết định của, và các thủ tục sử dụng bởi các đơn vị quản lý phải công bằng đối với tất cả các đơn vị cung cấp dịch vụ trên thị trường”.
Quy định của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và yêu cầu của WTO về cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông bắt buộc Việt Nam phải thành lập một đơn vị quản lý có thẩm quyền riêng biệt và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ một đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông cụ thể nào, và đảm bảo tính công bằng trong những quyết định và thủ tục của đơn vị quản lý. Đây là một nhiệm vụ mà chúng ta đang thực hiện và điều chỉnh để đáp ứng các yêu cầu này.
Kinh nghiệm của nhiều quốc gia khác cho thấy chìa khoá của việc thực thi thành công Mục 5 nằm ở việc giao quyền cho đơn vị quản lý thi hành nhiệm vụ của họ. Kinh nghiệm như vậy cũng chỉ ra bốn đặc điểm cơ bản về một đơn vị quản lý có hiệu quả và có thẩm quyền:
- Đơn vị quản lý tồn tại độc lập
- Đơn vị quản lý có thẩm quyền và quyền lực pháp lý rõ ràng - Đơn vị quản lý có khả năng thực hiện các quyết định của mình, và - Đơn vị quản lý hoạt động công khai và minh bạch.
Thứ nhất, theo mục 5 của Tài liệu tham chiếu về viễn thông một đơn vị quản
lý độc lập bắt buộc phải là “đơn vị quản lý tồn tại tách biệt và không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ một đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản nào” và bắt buộc đưa ra những quyết định công bằng. Điều này có nghĩa là đơn vị quản lý không