Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT)

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 90)

(CNTT&TT)

Các cơ sở đào tạo về CNTT&TT tăng nhanh. Hệ thống đào tạo CNTT&TT, tính đến hết năm 2004 đã có 62 trường đại học, 101 trường và lớp cao đẳng, 90 trường trung học chuyên nghiệp chính qui và 69 cơ sở đào tạo phi chính qui ở các

trình độ khác nhau (1) (Hình 6). Hiện có 13 cơ sở đào tạo sau đại học về CNTT&TT trong đó có 9 đại học và 4 viện nghiên cứu. Các đối tác nước ngoài cũng tham gia đào tạo về CNTT&TT, đến nay đã có 15 đối tác nước ngoài tham gia đào tạo và cấp chứng chỉ. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng đã kết nối Internet bằng điện thoại, có khoảng 20 trường đại học thuê đường truyền riêng và có trang tin điện tử trên Internet(2). Trong năm 2003, 100% trường trung học phổ thông, đại học và cao đẳng được nối mạng Internet(3).

Hình 6:

Số lượng cỏc cơ sở đào tạo viễn thụng và CNTT 2000 - 2004

42 48 48 9 52 59 18 55 89 33 57 99 56 62 101 69 0 20 40 60 80 100 120

Đại học Cao đẳng Phi chớnh quy

20002001 2001 2002 2003 2004

(Nguồn: Hội tin học TP. HCM, “Báo cáo toàn cảnh CNTT Việt Nam 2004 .

Quy mô đào tạo chuyên nghiệp về CNTT&TT tăng nhanh. Hình thức đào tạo CNTT&TT được đa dạng hoá và trong 3 năm 2000-2003, chỉ tiêu tuyển sinh đại học

(1)(2)

Hội tin học TP. Hồ Chí Minh. Báo cáo toàn cảnh CNTT Việt Nam năm 2004.

(3)

TS. Đỗ Trung Tá. Ba giải pháp đột phá trong năm 2003. Tạp chí Bưu chính Viễn thông,

và sau đại học về CNTT tăng rất nhanh (đại học bình quân hàng năm tăng 50%, sau đại học bình quân hàng năm tăng 30%). Trung bình hàng năm ở mỗi đại học có khoa CNTT đào tạo từ 100 – 200 sinh viên hệ chính quy(1).

Hình thức đào tạo về CNTT&TT rất đa dạng. Trung bình đã có khoảng 300 trang Web cung cấp thông tin tư vấn về giáo dục, luyện thi trực tuyến, đào tạo từ xa; đã hình thành được một số trung tâm đào tạo từ xa(2). Hình thức đào tạo bằng đại học thứ hai về CNTT&TT đã góp phần tăng nhanh nguồn nhân lực, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT chuyên ngành. Số lượng cán bộ CNTT&TT được đào tạo ở Việt Nam đã đáp ứng được một phần như cầu nhân lực của các cơ quan, công ty trong nước và các công ty đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đào tạo phi chính quy về CNTT&TT phát triển mạnh, đóng vai trò khá quan trọng trong việc phổ cập kiến thức về CNTT&TT cũng như bổ túc kiến thức cho sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về CNTT.

Các hệ thống đào tạo phi chính quy bắt đầu phát triển mạnh với sự ra đời của một loạt các trung tâm đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT có sự tham gia của nhiều thành phần gồm trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp, hội tin học và liên kết tổ chức đào tạo quốc tế với các hãng như Cisco, Motorola, HP, IBM, Intel… trong các trung tâm như HanoiCTT, SaigonCTT, CDIT, ApTech, NITT Việc đào tạo còn được liên kết với các trường đại học quốc tế như RMIT, Swinburn (Australia), AIT (Thái Lan) Tổng số có khoảng trên 90 trung tâm đào tạo như vậy mỗi năm cấp chứng chỉ cho khoảng 12.000 người. Với đà phát triển này, chỉ tiêu 25.000 lập trình viên chuyên nghiệp trong tổng số 50.000 người làm việc tronglĩnh vực CNTT&TT vào năm 2005 có thể đạt được(3).

(1)

TS. Trần Minh Tiến, Viện trưởng Viện chiến lược BCVT &CNTT. Tham luận tại diễn đàn quốc

gia mở đường cho chiến lược công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam, Hà Nội 12/2003

(2)

Vụ Khoa học Công nghệ của Bộ Bưu chính Viễn thông. Phát triển ứng dụng CNTT và TT trong

giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”. Tạp chí Bưu chính Viễn thông, 11/2003

(3) Vụ Khoa học Công nghệ của Bộ Bưu chính Viễn thông. Phát triển ứng dụng CNTT và TT trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam”. Tạp chí Bưu chính Viễn thông, 11/2003,.

Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam còn thấp so với khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Trình độ tiếng Anh của sinh viên mới tốt nghiệp còn yếu kém. Chương trình giảng dạy không hoàn chỉnh, thiếu tính hệ thống, nặng về lý thuyết, thiếu kiến thức thực hành. Công nghệ thông tin chưa được ứng dụng một cách hiệu quả vào giảng dạy. Do đó, chỉ tiêu nhân lực CNTT&TT của Việt Nam được xếp hạng rất thấp. Theo đánh giá của Tập đoàn Tư vấn quốc tế danh tiếng Kearney, chỉ tiêu nhân lực của Việt Nam xếp cuối bảng với điểm số 0,35 kém nước đứng đầu là ấn Độ với 1,39 tới 4 lần.

Bảng 7: Xếp hạng chỉ tiêu nhân lực cho một số nước năm 2004 của tập đoàn Kearney:

Bậc Nước Kỹ năng chuyên môn Nguồn nhân lực Chuẩn hoá giáo dục Chuẩn ngôn ngữ Tiêu hao nhân lực Tổng 1 ấn Độ 1,03 0,47 0,25 0,21 0,13 2,09 2 Canada 0,82 0,04 0,44 0,45 0,19 1,94 3 Australia 0,52 0,02 0,44 0,45 0,15 1,58 23 Thổ Nhĩ Kỳ 0,21 0,06 0,12 0,09 0,16 0,64 24 Thái Lan 0,25 0,06 0,14 0,12 0,57 25 Việt Nam 0,04 0,04 0,08 0,04 0,15 0,35

Theo xếp hạng này, về nguồn nhân lực, Việt nam xếp thứ 11/25 đạt 0,04 điểm, đồng hạng với Canada và Achentina. Xếp hạng về nguồn nhân lực cao nhất là Trung Quốc. Tiêu chí này đánh giá dựa trên số lượng nhân lực nói chung và nhân lực có trình độ đại học.

Về chuẩn hoá giáo dục, Việt Nam được 0,08 điểm, xếp thứ 23/25, chỉ trên Nam Phi và Brazin. Vị trí đầu bảng thuộc về Canada, Niu Dilân và Austraila.

Về chuẩn hoá ngôn ngữ, Việt Nam ở vị trí thứ 24/25 với 0,04 điểm, chỉ xếp trên Trung Quốc.

Về tỷ lệ tiêu hao nhân lực, Việt Nam xếp thứ 17/25 đồng hạng với Australia và Hungary với 0,15 điểm.

Về kỹ năng chuyên môn, Việt Nam ở vị trí thấp nhất với 0,04 điểm. Đứng đầu bảng xếp hạng về kỹ năng chuyên môn là ấn Độ với số điểm là 1,03.

Chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực CNTT hiện nay không được phân rõ cho Bộ nào quản lý và hiện tại vẫn do ba Bộ quản lý đó là Bộ Bưu chính – Viễn thông, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Về mặt tổ chức, CNTT&TT như một cái bàn có bốn chân: cơ sở hạ tầng, công nghiệp, ứng dụng và nguồn nhân lực. Trong Bộ Bưu chính – Viễn thông đã có ba Vụ quản lý ba thành phần: Vụ Viễn thông quản lý cơ sở hạ tầng, Vụ Công nghiệp CNTT quản lý công nghiệp CNTT, Vụ Khoa học – Công nghệ quản lý ứng dụng CNTT, còn nguồn nhân lực không có bộ phận nào quản lý. Nếu như chức năng quản lý công nghiệp CNTT đã được chuyển khỏi Bộ Công nghiệp, chức năng quản lý ứng dụng CNTT được chuyển khỏi Bộ Khoa học và Công nghệ để hình thành các cục tương ứng trong Bộ Bưu chính Viễn thông nhằm tập trung quản lý về một đầu mối thì vấn đề về đào tạo nguồn nhân lực CNTT&TT vẫn do 3 Bộ quản lý. Đây là một trong những bất cập trong quản lý nhà nước về đào tạo CNTT&TT hiện nay.

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)