Giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông của Việt Nam

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 103)

3.2 Giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước và môi trường pháp lý về viễn thông của Việt Nam trong quá trình hội nhập trường pháp lý về viễn thông của Việt Nam trong quá trình hội nhập

kinh tế quốc tế

3.2.1 Giải pháp và kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông của Việt Nam Việt Nam

Như đã phân tích ở chương 2, sự ra đời, chức năng và nhiệm vụ của Bộ Bưu chính Viễn thông đã đáp ứng được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông trong xu thế hội tụ công nghệ giữa viễn thông – tin học – truyền thông. Việc thành lập Bộ đã đảm bảo được tính độc lập của đơn vị quản lý viễn thông và đảm bảo sự công bằng đối với các doanh nghiệp theo yêu cầu của Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ cũng như yêu cầu của WTO đối với đơn vị quản lý. Do đó, trong phần giải pháp đối với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông của Việt Nam này, người viết muốn đi sâu vào những kinh nghiệm của quốc tế và những khuyến nghị về những nguyên tắc cơ bản để quản lý nhà nước có hiệu quả.

Cho dù thị trường viễn thông trên thế giới đang biến chuyển không ngừng thì xu hướng thay đổi cơ bản là tương đối giống nhau ở hầu hết các quốc gia. Do đó, xu hướng các nguyên tắc quản lý có hiệu quả trên thế giới đang hội tụ lại và đây là kinh nghiệm quí báu đối với ngành viễn thông Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.1.1 Tối thiểu hoá sự can thiệp quản lý nhà nước sau khi xây dựng thị trường cạnh tranh

Quản lý nhà nước cần được giữ ở mức tối thiểu, đặc biệt là trong những thị trường cạnh tranh. Trên thế giới, các số liệu và nhiều bằng chứng đã chỉ ra rằng các thị trường cạnh tranh tự do thường có khả năng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng tốt hơn những thị trường bị nhà nước kiểm soát. Những ưu điểm của cổ phần hoá và mở cửa thị trường sẽ mất đi hoặc bị hạn chế nghiêm trọng nếu nhà nước vẫn duy trì các biện pháp quản lý nhà nước nặng nề. Phạm vi quản lý nhà nước cần phải phù hợp với tình trạng phát triển thị trường và đặc biệt là mức độ cạnh tranh. Khi cạnh tranh tăng lên, quản lý nhà nước sẽ giảm đi.

Tuy nhiên, các quốc gia cũng cần phải có sự can thiệp cương quyết của quản lý nhà nước trong những giai đoạn đầu mở cửa thị trường để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả có cơ hội phát triển. Việc chính phủ sớm xoá bỏ các rào cản đối với cạnh tranh sẽ kích thích cạnh tranh và cho phép nới lỏng quản lý nhanh hơn. Trong khi các thị trường đang được mở cửa cho cạnh tranh, quản lý nhà nước cần tập trung vào những nhà khai thác chủ đạo, họ cần phải mở mạng để cho phép các nhà khai thác mới kết nối vào và tồn tại được.

Trên đây là những kinh nghiệm đúc kết trên thế giới và vấn đề là liệu có áp dụng được vào thị trường viễn thông Việt Nam. Hiện tại, ngành viễn thông Việt nam đang trong giai đoạn đầu mở cửa thị trường hội nhập kinh tế quốc tế. Trước đây, trong một thời gian rất dài thị trường viễn thông của ta tồn tại theo cơ chế độc quyền, đến nay chúng ta đã rất lỗ lực để phát triển thị trường cạnh tranh với việc ra đời của một loạt doanh nghiệp mới và trên thị trường vẫn tồn tại độc quyền nhà nước với vị trí của VNPT. Do đó, để các doanh nghiệp mới phát triển tạo ra thị trường ngày càng cạnh tranh hơn chúng ta cần phải có sự can thiệp mạnh của Bộ Bưu chính Viễn thông để đảm bảo cạnh tranh hiệu quả có cơ hội phát triển. Bộ cần phải can thiệp quản lý cương quyết trong việc triển khai các thoả thuận kết nối, chia sẻ các trang thiết bị thiết yếu của ngành. Theo một lô gic chung, các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường sẽ không muốn chia sẻ miếng bánh thị trường cho các doanh nghiệp

mới. Do đó, nếu Bộ không có can thiệp cương quyết yêu cầu VNPT triển khai thoả thuận kết nối với các doanh nghiệp mới thì các doanh nghiệp mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tồn tại và cạnh tranh. Vụ việc xảy ra giữa VNPT và Vietel trong thời gian qua về vấn đề VNPT không cho Vietel kết nối dẫn đến việc mạng di động của Vietel bị nghẽn mạch trầm trọng cho thấy vai trò quan trọng của Bộ Bưu chính Viễn thông trong việc đưa ra những can thiệp cương quyết đối với nhà khai thác chủ đạo là VNPT.

Vấn đề quản lý giá cũng là một điểm cần phải có sự can thiệp của Bộ Bưu chính Viễn thông. Bộ cần phải can thiệp quản lý giá để các doanh nghiệp mới có thể dần đứng vững trên thị trường, khi thị trường đã tương đối cạnh tranh thì vấn đề quản lý giá không cần thiết nữa mà có thể để cho thị trường quyết định. Sự việc đầu tháng 7/2005, VNPT đưa ra yêu cầu xin giảm cước di động lại cho thấy đây là cú đánh mạnh của nhà độc quyền lớn vào các doanh nghiệp mới có mạng di động. Nếu chiêu thức này của VNPT được chấp thuận thì sẽ các mạng di động khác sẽ khó có thể tồn tại.

3.2.1.2 Thống nhất với các chuẩn mực quản lý khu vực và toàn cầu

Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá ngày nay, một nhóm nhỏ các nhà sản xuất đang chịu trách nhiệm sản xuất một số lớn các thiết bị chuyển mạch, truyền dẫn, thiết bị đầu cuối, phần mềm và các thiết bị khác được sử dụng ở hầu hết các nước. Thậm chí những nơi có nền công nghệ và ứng dụng khác nhau, vẫn cùng một kiến trúc mạng cơ bản được thực hiện. Xu hướng hài hoà hoá công nghệ viễn thông ngày càng tăng.

Thị trường viễn thông đang ngày càng trở thành thị trường khu vực và toàn cầu. Để đạt được thành công trong kinh doanh, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu đã luôn phải gần gũi với khách hàng của mình, và hơn hết họ đã có tư duy một cách toàn cầu trong kinh doanh và chiến lược cạnh tranh. Quản lý nhà nước cũng cần phải có tư duy một cách toàn cầu.

Kinh nghiệm trên thế giới đã cho thấy, cơ quan quản lý ở quốc gia nào áp đặt những quy định nội bộ riêng, hoặc đưa ra những yêu cầu gây tốn kém cho các nhà

khai thác của họ hơn ở các quốc gia khác có thể gây cản trở đối với những nhà khai thác tham gia trong thị trường viễn thông của nước họ. Tương tự, cơ quan quản lý nào bảo vệ các nhà khai thác quốc gia khỏi những nguyên tắc có tính chất chẩn mực chung được áp dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới là họ đang làm một việc không có ý nghĩa. Những cơ quan quản lý viễn thông như vậy sẽ làm chậm cạnh tranh, chậm đổi mới dịch vụ và chậm sự phát triển kinh tế.

Một số chuẩn mực về quản lý nhà nước đang được nhiều quốc gia chấp thuận theo các Hiệp định thương mại và các Hiệp ước quốc tế khác. Ví dụ, đầu tiên là các nguyên tắc quản lý được nêu trong Văn bản dẫn chiếu về thể lệ của WTO. Văn bản dẫn chiếu là một phần trong nội dung cam kết của hầu hết 69 quốc gia ký kết Hiệp định Viễn thông cơ bản.

Như vậy, xu hướng quản lý nhà nước về viễn thông thống nhất với các chuẩn mực quản lý khu vực và toàn cầu đang được áp dụng. Do đó, Bộ Bưu chính Viễn thông nên thực hiện nguyên tắc quản lý về viễn thông thống nhất với các chuẩn mực quản lý khu vực và toàn cầu nhằm đưa ngành viễn thông của Việt Nam phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

3.2.1.3 Tạo cạnh tranh

Ngày nay các quốc đã nhận thức được một cách rộng rãi rằng lợi ích của cạnh tranh trong việc cung cấp các dịch vụ và thiết bị viễn thông vượt xa những nhược điểm của nó. Tại đa phần các quốc gia trên thế giới, thị trường viễn thông đã được mở cửa với các mức độ cạnh tranh khác nhau.

Sự can thiệp của quản lý nhà nước thông thường là cần thiết để đảm bảo việc thiết lập và duy trì cạnh tranh, tất nhiên không phải đối với mọi thành phần kinh tế đều là như vậy. Tuy nhiên, cơ cấu của ngành viễn thông và bản chất của mạng viễn thông cần có sự quản lý chặt chẽ. Sự can thiệp của quản lý nhà nước là cần thiết để đạt được một số mục tiêu liên quan tới việc đưa cạnh tranh vào thị trường như:

- Cấp phép cho những doanh nghiệp cạnh tranh và các doanh nghiệp hiện có với những điều khoản tạo cơ sở chắc chắn và rõ ràng cho cả hai bên để thu hút đầu tư.

- Đảm bảo kết nối các mạng, dịch vụ và giải quyết tranh chấp kết nối

- Ngăn ngừa các nhà khai thác chủ đạo lạm dụng vị trí của họ để gặt những đối thủ cạnh tranh mới ra khỏi thị trường

- Ngăn ngừa các doanh nghiệp lớn thu cước quá cao đối với các dịch vụ mà họ đang chi phối thị trường, và ngăn ngừa họ sử dụng biện pháp bao cấp chéo dịch vụ của họ trong thị trường cạnh tranh

- Đảm bảo các mục tiêu phổ cập truy nhập đạt được trong một môi trường cạnh tranh Nếu không có sự can thiệp của quản lý nhà nước để đạt được các mục tiêu trên, hầu như chắc chắn là cạnh tranh sẽ thất bại và không tạo ra được các lợi ích có thể đạt được trong thị trường có cạnh tranh nhiều hơn. Bộ Bưu chính Viễn thông cần phải quan tâm đến vấn đề này, có sự can thiệp cương quyết nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh về viễn thông ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)