Thực trạng môi trường đầu tư tronglĩnh vực viễn thông

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 80)

Về hình thức đầu tư, đến thời điểm hiện tại trong lĩnh vực dịch vụ viễn thông cơ bản chúng ta chưa có hình thức liên doanh. Các dự án đầu tư nước ngoài đều dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC). Hiện tại, chúng ta có 10 dự án BCC trong lĩnh vực viễn thông, 8 trong số đó là hợp tác với VNPT, một là dự án BCC giữa SK Telecom của Hàn Quốc với SPT trong việc triển khai mạng điện thoai di động S- Fone và một nữa là dự án BCC giữa Hutchison (Hồng Kông) và Hanoi Telecom trong việc triển khai mạng điện thoại di động 092. Các dự án BCC về viễn thông từ trước đến nay đều làm ăn có lãi (trừ S-Fone đến thời điểm này đang gặp khó khăn), cho thấy đầu tư vào ngành viễn thông của Việt Nam có tiềm năng lớn, và đây cũng là nguyên nhân chính thu hút các nhà đầu tư tư nước ngoài tham gia vào lĩnh vực viễn thông.

Các dự án BCC đã đóng góp đáng kể cho phát triển hạ tầng mạng viễn thông ở Việt Nam. Nó cũng cho phép thu hút một số công ty viễn thông quốc tế hàng đầu vào Việt Nam. Thực tế cho thấy, các đối tác của Việt Nam trong BCC đều là những

tập đoàn viễn thông hàng đầu trên thế giới. Telestra của Australia trong hợp đồng BCC 197 triệu USD cho phát triển mạng và dịch vụ viễn thông quốc tế, Kinnevik của Thuỵ Điển trong hợp đồng BCC 127,8 triệu USD cho phát triển mạng điện thoại di động Mobilephone, Korea Telecom của Hàn Quốc trong hợp đồng BCC 40 triệu USD cho phát triển mạng viễn thông ở thành phố Hải Phòng, Hải Dương và Quảng Ninh, Singapore Telecom trong dự án BCC 7,1 triệu USD cho dự án call-link di động, NTT của Nhật Bản với dự án BCC 194 triệu USD xây dựng 240.000 đường điện thoại mới ở phía Bắc, France Telecom của Pháp với dự án BCC 467 triệu USD cho xây dựng 540.000 đường điện thoại mới ở khu vực đông TP. Hồ Chí Minh, Cable & Wireless với dự án BCC 250 triệu USD xây dựng 250.000 đường điện thoại mới ở phía Tây Hà Nội(1), SK Telecom (Hàn Quốc) với dự án BCC dự kiến đầu tư 300 triệu USD xây dựng mạng di động S-Fone(2), Hutchison (Hồng Kông) với dự án BCC 655,9 triệu USD để xây dựng mạng điện thoại CDMA 092 với Hanoi Telecom(3).

Theo quy định hiện nay thì việc cấp phép các dự án viễn thông là thuộc nhóm A do Thủ tướng Chính phủ cấp trên cơ sở Bộ Kế hoạch Đầu tư trình có lấy ý kiến của các Bộ ngành có liên quan. Thủ tục cấp phép đã được đơn giản hoá, giảm nhiều các thủ tục hành chính. Các dự án BCC đều là các dự án lớn và có tầm quan trọng đối với thông tin quốc gia nên thời gian nhận được giấy phép theo quy định tại Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 quy định chi tiết Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là 45 ngày. Tuy nhiên các doanh nghiệp phải mất đến hàng năm để hoàn thiện thủ tục xin cấp phép và nhận được giấy phép đầu tư, như dự án BCC giữa Hanoi Telecom và Hutchison nhanh cũng phải mất 6 tháng mới nhận được giấy phép đầu tư.

(1)

Tổng cục Bưu điện. Nghiên cứu tổng quan viễn thông Việt Nam, tập 1, Nxb Bưu điện, 2002,

tr.81-82

(2)

Hồng Anh. Ngành Bưu chính viễn thông dọn đường vào WTO, http://www.vnexpress.net,

26/4/2005. (3) (3)

Theo cam kết của Việt Nam trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ thì tháng 12/2003 cho phép liên doanh đối với dịch vụ giá trị gia tăng, từ 10/12/2004 mở cửa các dịch vụ Internet, cho phép liên doanh tối đa 50%. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có một dự án liên doanh nào được đệ trình, thậm chí sự tiếp xúc từ phía Hoa Kỳ với Việt Nam về vấn đề này cũng chưa nhiều, trong khi thị trường Internet Việt Nam đang được đánh giá là nhiều tiềm năng. Sở dĩ lĩnh vực Internet chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài bởi sức mua của người dân vẫn thấp, chi phí liên lạc của người Việt Nam chưa cao và thị trường dịch vụ Internet còn tương đối nhỏ lẻ.

2.4.2 Cam kết trong Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và yêu cầu của WTO về đầu tư trong lĩnh vực viễn thông

Một phần của tài liệu Ngành viễn thông việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)