Một số kiến nghị đối với thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội ppt (Trang 86 - 98)

- Phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, di dân giải phóng mặt bằng Trong những năm vừa qua, trước yêu cầu phát triển của thủ đô, Hà Nội đã tiến hành xây dựng

3.4.2.Một số kiến nghị đối với thành phố Hà Nộ

Một là, các dự án đô thị luôn gắn liền với phát triển nhà ở, vì vậy, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần nghiên cứu ban hành qui định quản lý chặt chẽ thị trường kinh doanh nhà ở, quản lý hệ thống môi giới nhà đất. Hoàn thiện các quy định về thuế và tài chính phù hợp với yêu cầu của thị trường; phát triển thị trường nhà ở thông qua các dự án đầu tư nhà ở đồng bộ, hiện đại, trong đó coi trọng quy luật cung cầu; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án phát triển đô thị, thúc đẩy việc đầu tư xây dựng quỹ nhà ở nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân đô thị.

Các ngành kế hoạch - đầu tư, tài chính, ngân hàng, tài nguyên - môi trường và các doanh nghiệp cần tham gia tích cực, hỗ trợ chủ đầu tư thực hiện dự án phát triển đô thị, đặc biệt quan tâm đến chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội thông qua việc ưu đãi cho vay tiền mua nhà, hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo phương thức cho vay vốn dài hạn, lãi suất thấp.

Hai là, tăng cường phối hợp với các cơ quan Trung ương, xây dựng chính sách đầu tư phát triển nhà ở phù hợp với đặc điểm thành phố. Đề nghị ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các cơ quan chuyên môn của thành phố nghiên cứu hướng dẫn thực hiện các quy định của Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, qui chế khu đô thị mới phù hợp với đặc điểm của thành phố, nhanh chóng tháo gỡ tình trạng vướng mắc, trì trệ trong triển khai các dự án đầu tư phát triển nhà ở, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư, giải ngân vốn được cấp từ ngân sách, giải quyết tình trạng "đóng băng" của thị trường bất động sản hiện nay

Ba là, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở với các cơ quan chức năng của thành phố như địa chính, giao thông, bưu điện, cấp thoát nước,

điện lực,… trong quá trình thực hiện dự án.

Bốn là, đề nghị ủy ban nhân dân thành phố Hà nội sớm ban hành qui chế qui định phát triển khu đô thị mới, nhà ở; xây dựng chính sách về giá nhà, giải phóng mặt bằng nhằm tạo hành lang pháp lý để các dự án phát triển đô thị, nhà ở được thực hiện thuận lợi, đúng hướng và đạt các mục tiêu đề ra. ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội cần tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan (tài chính, xây dựng, tài nguyên - môi trường, các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà ở,…) tham gia tích cực vào chương trình phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách của thành phố. Xây dựng cơ chế, chính sách về tài chính, về đất đai như cho người có thu nhập thấp, gia đình thuộc diện chính sách vay tiền mua nhà ở; hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; ưu đãi trong việc nộp tiền sử dụng đất xây dựng nhà ở,…

Năm là, đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp đầu tư phát triển nhà. Đề nghị thành phố Hà Nội chỉ đạo đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, trong đó, có các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng nhà ở, nhằm tạo ra khả năng huy động vốn và tăng cường khả năng thực hiện các dự án dự án của doanh nghiệp.

Sáu là, đề nghị các sở, ngành nghiên cứu cải tiến các thủ tục đầu tư, nhất là các khâu thẩm định, phê duyệt quy hoạch dự án đầu tư, thủ tục giao đất để rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư dự án.

Kết luận Chương 3

Chương 3 luận văn đi vào nghiên cứu các giải pháp, kiến nghị và đề xuất đối với các cơ quan nhà nước trong việc thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại thành phố Hà Nội hiện nay. Cụ thể, trên cơ sở dự báo về nhu cầu nhà ở của Hà Nội, luận văn đã nêu lên một số phương hướng, giải pháp phát triển nhà ở tại Hà Nội theo mô hình dự án. Theo đó, các giải pháp ở đây được chia làm ba nhóm lớn, thích ứng với ba chủ thể tham gia hoạt động này, đó là: Nhóm giải pháp về quả lý nhà nước; nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp và nhóm các giải pháp về phía chủ đầu tư dự án. Căn cứ vào các giải pháp đã đề ra, luận văn đã nêu lên một số kiến nghị đối với Nhà nước và đối với thành phố Hà Nội nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hoạt động này trong thời gian tới

kết luận

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng Thủ đô Hà Nội hiện đại, văn minh và thanh lịch đang đòi hỏi công tác đầu tư phát triển nhà ở cần phải được đẩy nhanh và phát triển sang một giai đoạn mới. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các mô hình đầu tư phát triển nhà ở là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hiện nay.

Đầu tư phát triển nhà ở là một lĩnh vực phức tạp cả về kinh tế, xã hội và kỹ thuật, hoạt động này có tác động lớn đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, sự hình thành bộ mặt mới của đô thị, việc thực hiện chính sách xã hội của Nhà nước nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài "Đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội" làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mục tiêu nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới.

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu trên, tôi đã tiến hành đi sâu nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án, đánh giá, khảo sát một cách có hệ thống thực trạng đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội, qua đó, đề xuất một số phương hướng, giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động này. Cụ thể, luận văn đã thực hiện những nội dung nghiên cứu sau đây:

1. Luận văn đã tìm hiểu những vấn đề lý luận chung về đầu tư, đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án (chương 1), với các nội dung cơ bản như: khái niệm, đặc điểm, tiêu chí đánh giá, các nhân tố tác động, ảnh hưởng, một số kinh nghiệm của nước ngoài và các địa phương trong nước;

2. Trên cơ sở lý luận chung, luận văn đã tiến hành phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các dự án, chương trình đầu tư phát triển nhà theo mô hình dự án trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Chỉ ra những thành tựu, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và nêu lên một số bài học kinh nghiệm đối với hoạt động này (chương 2).

3. Từ những kết quả nghiên cứu ở chương 1 và 2, luận văn đã đề xuất những định hướng, giải pháp chủ yếu và một số kiến nghị đối với Nhà nước, thành phố Hà Nội nhằm

hoàn thiện chính sách và các quy định pháp luật nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án.

Tác giả đã hoàn thiện bản luận văn này trên tinh thần học hỏi và cầu thị, với mong muốn cung cấp những căn cứ lý luận và thực tiễn cho các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định chủ trương, cơ chế, chính sách đối với sự phát triển của hoạt động đầu tư phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm tới đây.

Tuy nhiên, đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án là một lĩnh vực nghiên cứu hết sức phức tạp liên quan đến nhiều kiến thức về kinh tế - xã hội. Mặc dù, đã hết sức cố gắng, song luận văn khó có thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Qua công trình nghiên cứu này, tác giả ý thức rằng, đây chỉ là bước mở đầu cho việc thực hiện các công trình nghiên cứu tiếp theo và chuyên sâu hơn. Trên tinh thần học hỏi và cầu thị, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp chân thành của các thầy cô, các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục hoàn thiện hơn nữa bản luận văn này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Điều hành Chương trình phát triển nhà ở thành phố, Báo cáo hàng năm, Hà Nội. 2. Bộ Tài chính (2003), Quyết định số 22/2003/QĐ-BTC ngày 18/02, qui định về việc sử

dụng quỹ đất tạo vốn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, Hà Nội.

3. Bộ Xây dựng (2002) Nghiên cứu các giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở cho thuê, Tổng quan đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

4. Bộ Xây dựng, Định hướng phát triển đô thị Việt Nam, Hà Nội.

5. Bộ Xây dựng, Hội nghị nhà ở toàn quốc làn thứ III, Báo cáo tham luận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Chính phủ (1994), Nghị định số 177-CP ngày 20/10 về việc ban hành Quy chế đầu tư xây dựng, Hà Nội.

7. Chính phủ (1999), Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7 về việc ban hành Quy chế đầu tư và xây dựng, Hà Nội.

8. Chính phủ (1999), Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999, Hà Nội.

9. Chính phủ (2000), Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/05 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/01/1999, Hà Nội.

10. Chính phủ (2003), Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Hà Nội.

11. Chương trình số 12 về phát triển nhà ở Hà Nội đến năm 2000 và 2010.

12. Trần Đức Dục (2004), Một số vấn đề cơ bản về Kinh tế đầu tư, qui hoạch và quản lý cơ sở hạ tầng đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội

13. Đảng bộ thành phố Hà Nội (2005), Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XIII, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Thông báo số 21-TB/TW, ngày 14/11 của Bộ Chính trị, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. "Hà Nội phát triển quĩ nhà theo hướng đa dạng hóa hình thức đầu tư" (2006), Báo Kinh tế Đô thị, số thứ tư, ngày 19/4.

18. Hệ thống văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế đấu thầu (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Học viện Hành chính Quốc gia, Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư, Hà Nội. 20. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2001), Nghị quyết số 19/2001/NQ-HĐ về phát triển

kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005, Hà Nội.

21. Nguyễn Ngọc Mai (2004), Giáo trình kinh tế đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Nxb Thống kê, Hà Nội

22. Nguyễn Bạch Nguyệt (2002), Giáo trình lập dự án đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Nxb Thống kê, Hà Nội

23. "Nhà ở cho người thu nhập thấp" (2006), Báo Nhân Dân, ngày 29/3.

24. "Phát triển đô thị mới, từ thực tế kinh nghiệm các nước" (2005), Báo Kinh tế đô thị, số thứ tư, 02/11.

25. "Phát triển đô thị ở Trung Quốc" (2005), Bất động sản, nhà đất Việt Nam, (15).

26. Từ Quang Phương (2006), Giáo trình quản lý dự án đầu tư, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.

27. Quốc hội (2003), Luật sửa đổi một số điều luật đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh bất động sản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Quốc hội (2006), Luật Xây dựng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

31. Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Các quy định khuyến khích đầu tư phát triển

(1999), Nxb Xây dựng, Hà Nội.

32. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2002), Thị trường nhà, đất ở Hà Nội - Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phụ lục

Phụ lục 1

nhóm các dự án thuộc các quận mới lập và huyện ngoại thành

TT Tên địa phương Diện tích

đất (ha) Diện tích sàn (m2) Chủ đầu tư dự án 1 Quận Thanh Xuân 27,8 318.800 Gồm 3 dự án, trong đó có 1 dự án do quận làm chủ đầu tư 2 Quận Cầu Giấy 25,0 175.000

3 Quận Tây Hồ 9,0 133.000 Có 2 dự án đã giao ủy ban nhân dân quận làm chủ đầu tư

4 Huyện Từ Liêm 32,5 355.000

2 vị trí giao cho huyện, 1 vị trí giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư

5 Huyện Gia Lâm 69,37 654.000 Có 2 địa điểm đã xác định được chủ đầu tư

6 Huyện Thanh Trì 24,0 200.000

7 Huyện Sóc Sơn 5,0 37.500 Chưa xác định chủ đầu tư 8 Huyện Đông

Anh 5,0 37.500 Chưa xác định chủ đầu tư

Phụ lục 2

Nhóm các dự án thuộc các quận nội thành

TT Loại dự án Diện tích sàn

(m2) Chủ đầu tư

1 Các dự án nhỏ lẻ 1.550.000

Do các cơ quan, đơn vị là chủ dự án, huy động vốn từ cán bộ công nhân viên

2

Các dự án giản dân, di dân, giải phóng mặt bằng, nhà chính sách

500.000 Ban Quản lý dự án các quận trên địa bàn

3 Dự án cải tạo, chỉnh trang,

hoàn thiện các khu ở hiện có 316.000 Đã xác định chủ đầu tư 4 Cải tạo nhà ở thuộc sở hữu tư

nhân 1.100.000 Tư nhân thực hiện

5

Công tác cải tạo, chỉnh trang các khu tập thể hiện có, khu phố cũ

16.000

Do các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty đầu tư phát triển nhà thực hiện

Tổng số 3.326.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Chương trình "Phát triển đô thị tổng thể Thủ đô Hà Nội", năm 2004.

Phụ lục 3

nhóm các dự án đã có quyết định đầu tư - Tổng diện tích đất: 529,48 ha

- Tổng diện tích sàn nhà ở: 1.746.430 m2

TT Tên dự án,

địa điểm Chủ đầu tư

Qui mô đất

Diện tích

(m2) Tiến độ thực hiện

1 Khu Yên Hoà - Cầu Giấy

Công ty xây

dựng dân dụng 39 ha 119.800

Đang điều chỉnh qui hoạch tổng thể

2 Khu nhà ở Định Công

Công ty phát triển nhà ở và đầu tư Bộ Xây

dựng 35 ha 300.000 Đang tiến hành lập kế hoạch giải phóng mặt bằng 3 Khu nhà ở Yên Hoà - Trung Hoà

Công ty đầu tư phát triển hạ tầng

đô thị

37,05

ha 349.100

Đang triển khai đền bù giải phóng mặt

bằng

4

Làng quốc tế Thăng long - Nghĩa Tân - Cầu

giấy

Tổng Công ty

xây dựng Hà nội 10,2 ha 123.738

Đã khởi công xây dựng

5 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khu nhà ở Đầm Trấu - Hai Bà

Ttrưng

Công ty Đầu tư phát triển nhà Sở Nhà đất 6,0 ha 70.346 Đã được Chính phủ phê duyệt dự án và đang tiến hành 6 Khu nhà ở Phúc Xá 2 - Ba Đình

Công ty đầu tư phát triển nhà Sở

Nhà đất

3,8 ha 50.000

Đã điều chỉnh xong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội ppt (Trang 86 - 98)