- Phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, di dân giải phóng mặt bằng Trong những năm vừa qua, trước yêu cầu phát triển của thủ đô, Hà Nội đã tiến hành xây dựng
3.3.2.1. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho các dự án phát triển nhà ở
triển nhà ở
Đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án đòi hỏi phải huy động được nguồn vốn lớn, do đó vấn đề huy động vốn đầu tư đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của mỗi một dự án. Để huy động được nguồn vốn dồi dào cho hoạt động này, doanh nghiệp cần phải thực hiện các giải pháp sau đây:
Thứ nhất, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. Cần chú trọng huy động vốn từ các nguồn và các hình thức sau đây:
- Thông qua sự hỗ trợ của Nhà nước. Nguồn vốn này thường được Nhà nước hỗ trợ nhằm đầu tư xây dựng kỹ thuật hạ tầng khu vực định hướng; hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi; duy trì quỹ nhà ở hiện có do Nhà nước quản lý; đầu tư phát triển, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội gắn với các dự án phát triển nhà ở. Sự hỗ trợ này có thể được thực hiện thông qua các hình thức như trực tiếp cấp vốn, bảo lãnh vay vốn, cho vay ưu đãi, gia hạn vốn vay,…
- Liên kết một cách chặt chẽ với ngân hàng, các công ty bảo hiểm và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước trong việc huy động vốn cho các dự án đầu tư phát triển nhà
ở thông qua việc vay vốn với lãi suất thấp và thời hạn hợp lý. Theo đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng có thể đứng ra bảo lãnh cho người dân ký các hợp đồng mua nhà ở, cho vay ưu đãi đối với chủ đầu tư,…
- Thực hiện việc huy động vốn bằng tiền mặt, vàng, ngoại tệ từ các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được tính lãi suất bằng mức lãi suất của ngân hàng và được tính vào giá thành công trình.
- Thực hiện việc huy động vốn thông qua các hình thức liên doanh, liên kết bằng góp vốn cổ phần, ứng trước tiền mua nhà của khách hàng; huy động từ các nguồn đầu tư thứ phát, từ bán tín phiếu công trình.
- Đa dạng hóa các dự án đầu tư phát triển nhà ở phù hợp với nhiều đối tượng trong xã hội qua đó thu hút vốn đầu tư, thông qua các hình thức như: xây dựng nhà ở cho người nghèo, người có thu nhập thấp, những người thuộc tầng lớp trung lưu và khá giả; xây dựng các căn hộ cao cấp để bán, cho người nước ngoài thuê,…
Thứ hai, thực hiện việc quyết toán các dự án một cách nhanh nhẹn nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Hiện nay, việc thanh quyết toán công trình chậm trễ đang là một trong những vấn đề tồn tại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của xã hội. Để làm tốt công tác quyết toán công trình, về phía doanh nghiệp cần phải xây dựng hồ sơ công trình một cách chi tiết, cẩn thận và đầy đủ; đẩy nhanh qui trình hoàn thiện hồ sơ công trình… Theo đó, doanh nghiệp cần phải đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm trong quyết toán công trình, từng bước chuyên môn hóa hoạt động này. Về phía Nhà nước, cần tiến hành sửa đổi những bất hợp lý tồn tại xung quanh vấn đề thanh quyết toán, đó là những tồn tại như: qui định định mức vật tư, giá cả của công trình, trình tự, thủ tục thanh quyết toán,…
Thứ ba, xã hội hóa công tác đầu tư xây dựng nhà ở. Tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan trên địa bàn thành phố trong việc tạo lập chỗ ở cho người lao động. Trước đây, những dự án đầu tư nhà ở thường do Nhà nước hoặc các doanh nghiệp đầu tư xây dựng, người dân chỉ đầu tư xây dựng nhà ở theo hình thức nhỏ lẻ mà không theo mô hình dự án. Hình thức đầu tư này đã không tập trung được nguồn lực lớn cho đầu tư phát triển nhà ở, mặt khác, nó đã thể hiện sự bất cập trong việc quản lý, đảm bảo qui hoạch, tính mỹ
quan đô thị, vệ sinh, môi trường,… Để thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án, cần phải tiến hành xã hội hóa công tác này bằng việc huy động các nguồn lực trong dân cư, các nguồn lực của doanh nghiệp và Nhà nước. Thực hiện mô hình Nhà nước - doanh nghiệp - nhân dân cùng tham gia xây dựng nhà ở, trong đó:
- Nhà nước đóng vai trò là người tạo lập cơ chế, chính sách, hỗ trợ về đất đai, cơ sở hạ tầng, quản lý hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở;
- Doanh nghiệp, đóng vai trò là người đứng ra huy động vốn và thực hiện dự án, quản lý dự án;
- Người dân, là người cùng với doanh nghiệp, Nhà nước góp vốn và thụ hưởng các kết quả mà dự án mang lại.
Thứ tư, thành lập các tổ chức tài chính thu hút nguồn vốn đầu tư. Các tổ chức tài chính có tư cách pháp nhân độc lập, có chức năng huy động vốn từ các nguồn vốn như: tiền gửi tiết kiệm của nhân dân có nhu cầu tạo lập nhà ở; tiền thu khi giao đất ở đô thị; tiền bán nhà, thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; tiền trợ giúp của các tổ chức và cá nhân; vốn vay ngân hàng,… Nguồn vốn huy động này sẽ được sử dụng vào việc đầu tư phát triển nhà ở thông qua các hình thức như:
- Cho các doanh nghiệp vay đầu tư phát triển các dự án nhà ở, xây dựng cơ sở hạ tầng khu đất thực hiện dự án;
- Đầu tư xây dựng các chương trình phát triển nhà ở giành cho người có thu nhập thấp, các đối tượng chính sách; xây nhà trả góp, cho thuê,…