Quan hệ cun g cầu về nhà ở của thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội ppt (Trang 58 - 61)

- Phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, di dân giải phóng mặt bằng Trong những năm vừa qua, trước yêu cầu phát triển của thủ đô, Hà Nội đã tiến hành xây dựng

3.1. Quan hệ cun g cầu về nhà ở của thành phố Hà Nội trong quá trình đô thị hóa

hóa

Là một thành phố năng động, tập trung dân cư đông đúc, nhu cầu về nhà ở của Hà Nội luôn luôn biến động, sự biến động này diễn ra hết sức phức tạp, nhiều khi không tuân theo qui luật cung - cầu về nhà ở mà phụ thuộc rất nhiều đến các yếu tố khác như qui hoạch của Nhà nước, chính sách đất đai, cơ chế đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp, hoạt động đầu cơ của nhưng người kinh doanh,... Dự báo được sự biến động về nhu cầu nhà ở là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó quyết định đến thành công hay thất bại đối với các dự án đầu tư phát triển nhà của doanh nghiệp.

Trước nhu cầu về nhà ở của người dân, trong những năm vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội, công tác đầu tư xây dựng nhà ở diễn ra hết sức nhộn nhịp. Hoạt động này đã góp phần không nhỏ trong việc đáp ứng về cơ bản nhu cầu nhà ở của người dân thủ đô. Tính đến nay, thành phố có quỹ nhà khoảng 16 triệu m2,chiếm gần 15% quỹ nhà ở của cả nước, trong đó quỹ nhà hình thành từ trước những năm 1990 khoảng 12 triệu m2, với khoảng 500.000 căn hộ, quỹ nhà mới xây từ năm 2000 đến nay bằng nguồn vốn của doanh nghiệp và các hộ dân khoảng 4 triệu m2. Mặc dù vấn đề nhà ở đã có nhiều cải thiện, song theo những khảo sát của Viện Xã hội học, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam được công bố tai Hội nghị toàn quốc về nhà ở thì có trên một nửa số hộ gia đình được hỏi cho rằng diện tích nhà ở mong muốn ở dưới mức 50m2, chỉ có 10 % số hộ gia đình trả lời mong muốn có diện tích ở trên 100m2 nhưng 34,5% số hộ nghèo chỉ ước có một diện tích dưới 30m2 [5, tr. 123]. Điều này cho thấy rằng nhu cầu về nhà ở cho người nghèo hiện vẫn rất lớn, tuy nhiên, khả năng chi trả của họ lại có hạn, vì vậy, cần chú ý xây dựng các căn hộ có qui mô và giá cả vừa phải đáp ứng nhu cầu của họ.

Năm Tổng DT nhà (m2) Tổng đơn vị nhà DT nhà T.bình (m 2 ) DT/người (m2) 1* 2* 3* 4* 1999 8.381.648 365.452 22,9 5,5 2000 9.560.400 380.741 25,1 6,0 2001 10.349.010 391.119 26,5 6,5 2002 11.044.150 409.108 28,3 6,7 2003 11.601.720 409.362 28,3 6,7 2004 14.397.840 471.072 30,6 7,2 2005 16.000.000 500.782 32,0 7,5 Chú thích:

1* - Tính toán dựa trên số liệu của Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, niên giám thống kê Hà Nội (2004) và Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm 1999

2* - Tính toán dựa trên dân số đô thị (1999) và qui mô hộ gia đình ước tính theo điều tra dân số năm 1999 và phỏng vấn hộ gia đình của HAIDEP năm 2005

3* - Tính toán theo diện tích sống bình quân/người (số liệu của Sở Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất) và qui mô hộ gia đình theo điều tra dân số 1999 và điều tra phỏng vấn hộ gia đình năm 2005

4* - Số liệu do Sở Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất cung cấp

Dưới sức ép của gia tăng dân số, tuy lượng nhà ở của nhân dân tự xây dựng ngày càng nhiều, tổng khối lượng nhà ở ngày càng tăng nhưng diện tích bình quân đầu người ngày càng có xu hướng giảm. Năm 1954, diện tích bình quân diện tích theo đầu người của Hà Nội đạt 6,7m2 /người, đến năm 1980 còn 5,8m2/ người. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay Hà Nội có gần 30% dân số sống dưới mức trung bình 3m2 nhà ở /người, số người ở dưới mức bình quân chung của Hà Nội chiếm tới 49%. Có đến hàng trăm ngàn người ở quá chật

hẹp, mới chỉ ở mức 2m2/ người, do đó nhu cầu nhà ở của người dân là rất lớn.

Tuy nhiên, nhu cầu cải thiện nhà ở của nhân dân lại phụ thuộc rất lớn vào thu nhập. Cũng theo khả sát trên thì có tới 32,6% số hộ gia đình có dự định cải thiện điều kiện nhà ở. Tỷ lệ hộ gia đình có nhu cầu cải thiện nhà ở tập trung cao nhất ở nhóm có mức sống khá giả, tỷ lệ này hạ thấp xuống dần theo mức thu nhập. Điều này cho thấy rằng việc mất bình đẳng về nhà ở trong điều kiện nền kinh tế thị trường giữa các nhóm dân cư ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần phải có sự tác động của Nhà nước. Những hộ gia đình có thu nhập thấp thường có nhu cầu cao về cải thiện nhà ở, tuy nhiên, khả năng chi trả của họ lại hạn chế. Các công trình điều tra, nghiên cứu cho thấy rằng có tới 40% nhà ở của các hộ nghèo là nhà tạm, song có đến 2/5 số người nghèo không nghĩ đến việc cải tạo nhà ở vì không có khả năng chi trả. Kết quả này cho thấy rằng, bên cạnh việc giải quyết yêu cầu đa dạng về nhà ở của những người có thu nhập cao thì các chủ đầu tư cần quan tâm hơn nữa tới nhu cầu nhà ở của các đối tượng có thu nhập thấp.

Bảng 3.2: Tỷ lệ hộ gia đình có dự định xây dựng nhà ở theo mức thu nhập

Nhóm mức sống Có dự định xây dựng, cải thiện nhà ở

- Nhóm giàu 45,8 %

- Nhóm trên trung bình 40,3 % - Nhóm trung bình 38,6 % - Nhóm dưới trung bình 26,7 % - Nhóm nghèo 21,9 %

Nguồn: Tham luận của Viện Xã hội học tại Hội nghị toàn quốc về nhà ở, năm 2004.

Bên cạnh đó, xây dựng nhà ở cho thuê cũng đang có nhu cầu rất lớn. Nhu cầu này xuất hiện ở đối tượng là sinh viên, người lao động ngoại tỉnh và cán bộ công chức trẻ. Hiện nay, các đối tượng này chủ yếu thuê nhà ở của tư nhân, điều kiện ở hết sức chật chội, vệ sinh môi trường, trật tự, an toàn không bảo đảm, thành phố Hà Nội đã có một dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, nhưng vì nhiều lý do dự án này đã không phát huy hiệu quả. Các đối tượng có nhu cầu về nhà ở lớn, chủ đầu tư có thể đầu tư xây dựng các khu

chung cư cao tầng với các căn hộ rộng từ 30 - 60m2, tiện nghi ở mức vừa phải để cho thuê, thuê mua, trả góp. Dự báo trong những năm tới đây, thị trường nhà ở cho các đối tượng xã hội sẽ phát triển mạnh nếu Nhà nước kịp thời có chính sách điều chỉnh giá cho thuê, điều kiện thuê, hỗ trợ, tháo gỡ những khó khăn đối với chủ đầu tư khi đầu tư vào các dự án phục vụ những đối tượng này.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Đầu tư phát triển nhà ở theo mô hình dự án tại Hà Nội ppt (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)