- Phát triển nhà ở phục vụ tái định cư, di dân giải phóng mặt bằng Trong những năm vừa qua, trước yêu cầu phát triển của thủ đô, Hà Nội đã tiến hành xây dựng
3.3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát dự án phát triển nhà ở
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư phát triển nhà ở là một yêu cầu hết sức quan trọng nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án. Để nâng cao hơn nữa sự kiểm tra, giám sát đối với các dự án đầu tư phát triển nhà ở, chúng ta cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường sự kiểm tra, giám sát đối với quá trình đưa ra sáng kiến đầu tư, lập và phê duyệt dự án. Chủ đầu tư cần phải tiến hành kiểm tra một cách chặt chẽ các nội dung như: dự án đã phù hợp với qui hoạch tổng thể của ngành, địa phương nơi thực
hiện dự án không; kiểm tra tính hiệu quả của dự án đầu tư (về kinh tế và xã hội): dự án đầu tư có mạng lại hiệu quả kinh tế không, chi phí đầu tư, kế hoạch huy động vốn, thời gian và khả năng thu hồi vốn của dự án, các phương án tổ chức thi công, giải phóng mặt bằng,…
Thứ hai, tăng cường sự kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện dự án. Việc kiểm tra, giám sát ở giai đoạn này cần tập trung vào một số vấn đề như: kiểm tra, giám sát kỹ thuật thi công; mua sắm trang thiết bị, số lượng, chủng loại vật tư thi công; các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy tại công trình,…
Thứ ba, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thanh, quyết toán và đưa dự án vào vận hành. Hoạt động kiểm tra này cần tập trung vào một số vấn đề như: việc tuân thủ các qui định của Nhà nước trong lập dự toán công trình; kiểm tra, giám sát việc lập hồ sơ công trình, chi tiêu tài chính của dự án,… Mặt khác, cần phải kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ hiệu quả của dự án, khắc phục kịp thời những sai sót khi đưa dự án vào vận hành, khai thác.