Tính số lượng vi sinh vật

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT (Trang 41 - 43)

III. MÔI TRƯỜNG CHUYÊN TÍNH

3. Tính số lượng vi sinh vật

3.1. Phương pháp thch bng ( trên môi trường thch )

- Mỗi tế bào vi sinh vật trên môi trường thích hợp sẽ phát triển và cho chúng ta một khuẩn lạc. Do đó số lượng khuẩn lạc cho ta biết số lượng vi sinh vật trong một gam cơ chất.

- Sau khi VSV đã mọc trên môi trường thạch đĩa (hộp lồng), đem đếm số lượng khuẩn lạc được hình thành bằng máy đếm khuẩn lạc, hoặc đếm trực tiếp theo phương pháp chia ô trên đĩa môi trường.

Kết quả được tính theo công thức sau:

S = T x 10 x N x K

S: Số lượng vi sinh vật trong một gam cơ chất. T: Số khuẩn lạc trung bình trong một hộp petri

10: Số khuẩn lạc qui ra 1 ml ( vì lúc nuôi cấy trong hộp lồng chúng ta dùng 0,1 ml dung dịch cơ chất )

N: Số nghịch đảo của nồng độ pha loãng

K: hệ số khô kiệt (Nếu không quy đổi từ khô sang tươi)

3.2 Tính s lượng vi sinh vt trong môi trường lng ( phương pháp định tính )

Có những loại vi khuẩn không thể dùng mắt thường quan sát khuẩn lạc hoặc sản phẩm sinh ra cũng không có màu gì đặc biệt để đánh giá vi khuẩn hoạt động. Trong trường hợp này phải dùng phản ứng màu để xác định. Cứ mỗi ống nghiệm có phản ứng màu gọi là ống ( + ). Dựa vào các ống dương tính, căn cứ vào bảng Mc.Crady chúng ta tính ra số lượng vi sinh vật.

Ví dụ: Độ pha loãng 10-4 10-5 10-6 10-7 10-8 10-9 Số ống dương 3+ 3+ 3+ 2+ 1+ 0 - Tìm số chỉ tiêu: 321

Số chỉ tiêu là con số có 3 hàng số. Hàng số đầu là số biểu hiện ở nồng độ loãng nhất các ống nghiệm đều dương. Hai số tiếp theo là số ống dương ở 2 nồng độ tiếp theo sau.

- Từ con số này ta tính ra số lượng vi khuẩn trong một gam cơ chất theo công thức:

S = t x 10 x n x k

S: Số lượng vi sinh vật.

t: Số lượng vi khuẩn tra bảng 10: Số lượng vi khuẩn qui ra 1 ml

n: Số nghịch đảo của nồng độ pha loãng k: Hệ số khô kiệt

S= 15 x 10 x 103 x 1,52 = 2,28 . 105 tế bào/1g

* Câu hỏi ôn tập: Bài số 6

1. Trình bày phương pháp pha loãng?

2. Những dụng cụ cần thiết để làm dãy pha loãng là gì?

3. Nguyên tắc cơ bản nhất của phương pháp pha loãng để nuôi cấy VSV là gì? 4. Phương pháp và cách tính số lượng VSV trên môi trường đặc, môi trường

Bài số 7

ĐÁNH GIÁ ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VI SINH VẬT

Mục đích:

- Giúp cho học viên hiểu rõ tầm quan trọng phải đánh giá đặc tính sinh học của các VSV

- Biết được các phương pháp cơ bản để đánh giá đặc tính sinh học của VSV

Nội dung:

- Đánh giá thời gian mọc của chủng giống cần nghiên cứu

- Đánh giá đường kính khuẩn lcạc của chủng giống cần nghiên cứu - Xác định khả năng thích ứng ở môi trường pH của chủng giống cần nghiên cứu

- Khả năng cạnh tranh của chủng giống cần nghiên cứu - Hoạt tính của chủng giống cần nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VI SINH VẬT (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)