doanh theo hình thức nhượng quyền tại Việt Nam.
2.1. Thuận lợi.
Hiện nay trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, hệ thống những doanh nghiệp nhượng quyền đang phát triển với tốc độ nhanh và mang lại nhiều lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế thế giới và quốc gia. Việt Nam đang là một thị trường béo bở cho rất nhiều nhà kinh doanh muốn đầu tư theo hình thức nhượng quyền, thị trường Việt Nam đã thể hiện được nhiều ưu thế mang đến những thuận lợi trong việc kinh doanh của những nhà nhượng quyền.
Thứ nhất, Việt Nam là một nước đã và đang tiến hành mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Bắt đầu từ ngày 11/1/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, đánh dấu một bước chuyển minh rõ rệt trong việc mở cửa hội nhập kinh tế thế giới, các rào cản vô hình và hữu hình ngày càng được lới lỏng và tiến tới xoá bỏ. Đặc biệt chúng ta đã đưa ra được những chính sách khuyến khích thu hút hoạt động đầu tư nước ngoài tạo môi trường đầu tư an toàn. Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều những ông trùm về kinh doanh nhượng quyền để ý đến thị trường Việt Nam, còn một số thương hiệu đã có mặt tại Việt Nam thì ngày càng hoạt động hiệu quả hơn, hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng và thu được lợi nhuận cao hơn.
Thứ hai, Franchise còn khá mới mẻ nên dễ dàng phát triển và ít cạnh tranh. Như đã nghiên cứu ở trên, kinh doanh nhượng quyền lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng giữa thập niên 90 với người đi tiên phong là chuỗi các cửa hàng cà phê Trung Nguyên. Cho đến nay, franchise tuy không còn xa lạ đối với nhiều người nhưng xét trên nhiều phương diện thì đối với thị tường Việt Nam thì phương thức kinh doanh này vẫn còn khá mới mẻ. Hiện nay thị trường Việt Nam có khoảng 70 hệ thống nhượng quyền cả trong nước và ngoài nước với những tên tuổi đã trở nên quên thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam như Cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Lotteria, Metro… Vì thị trường vẫn được xem là mới mẻ nên sự cạnh tranh trên thị trường còn chưa cao, đó chính là một yếu tố rất thuận lợi cho những nhà kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam.
Thứ ba, 95% doanh nghiệp Việt Nam còn ở quy mô vừa và nhỏ nên rất thích hợp đầu tư theo mô hình nhượng quyền. Để trở thành một nhà đầu tư, ra nhập hệ thống nhượng quyền thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần bỏ một số vốn không quá 100.000 USD. Với số vốn không phải là quá lớn
như vậy thì rất nhiều những doanh nghiệp Việt Nam có thể dễ dàng trở thành một nhà đầu tư. Chính vì vậy, thị trường Việt Nam được coi là thích hợp cho kinh doanh nhượng quyền.
Tiến sĩ Lý Quí Trung, nhà sáng lập và tổng giám đốc của Nam An Group – trong đó có Công ty Phở 24 - được xem là một trong những chuyên gia về franchise uy tín nhất Việt Nam hiện nay, đánh giá: “Franchise rất thích hợp với xu hướng kinh tế ở nước ta và sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới”. Hơn nữa, cũng theo ông Trung: “Khác với Mỹ, nơi mô hình nhượng quyền phát triển mạnh mẽ nhất, và nhiều nước khác, Việt Nam có đặc trưng là các cửa hàng bán lẻ không bắt buộc phải tập trung vào các khu thương mại dành riêng mà có thể xuất hiện bất cứ nơi nào trong thành phố. Do đó, franchsie sẽ giúp thương hiệu len lỏi vào nhiều ngõ ngách hơn. Đây là điểm khác biệt khá thú vị của kinh tế Việt Nam mà chúng ta khó có thể tìm thấy được trong các tài liệu, sách vở của các chuyên gia franchise thế giới. Mặt khác, trong xu thế hội nhập quốc tế nhanh, franchise sẽ giúp chứng minh năng lực của đội ngũ kinh doanh Việt Nam khi nhanh chóng hình thành những chuỗi cửa hiệu hùng hậu, những thương hiệu nổi tiếng, những công ty, tập đoàn mạnh”.
Theo thông tin từ Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, hiện thị trường trong nước đã có 530 nhãn hiệu được chuyển nhượng quyền sử dụng, 21.000 nhãn hiệu đã nộp đơn xin bảo hộ độc quyền, hàng loạt thương hiệu “khổng lồ” đang “hùng dũng” bước vào Việt Nam qua hình thức franchise. Các lĩnh vực franchise mạnh và thành công nhất là cửa hàng bán lẻ, dịch vụ tiện ích và dịch vụ tài chính, đào tạo. Chiếm tuyệt đại đa số nhãn hiệu thu hút mua nhượng quyền và đứng đầu các bảng thống kê hiệu quả kinh doanh là lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, hàng ăn uống.
2.2. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi tạo đà phát triển nhanh chóng cho hệ thống kinh doanh nhượng quyền thì những nhà kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam còn gặp nhiều trở ngại về:
Khung pháp lý về hoạt động nhượng quyền còn chưa rõ ràng khiến cho cả bên mua và bán đều gặp khó khăn và bất trắc. Trước khi có Luật Thương mại 2005, hầu như pháp luật nước ta không đề cập đến hình thức kinh doanh mới mẻ này, các doanh nghiệp kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền thương mại phải vận dụng các quy định trong pháp luật về dân sự, kinh tế, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ... do đó, mặc dù hình thức nhượng quyền thương mại đã xuất hiện ở nước ta từ những năm 1990 thế kỷ trước nhưng sự phát triển còn rất hạn chế; đa số công chúng chưa có được sự nhận thức đúng đắn về hình thức kinh doanh mới mẻ này; quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng franchising trong nhiều trường hợp không được tôn trọng... điều đó, đòi hỏi nhà nước phải xây dựng một khuôn khổ pháp lý cho hình thức kinh doanh mới mẻ này. Ngày 14 tháng 06 năm 2005, Luật Thương mại năm 2005 được ban hành trong đó có các quy định về nhượng quyền thương mại. Tiếp đến, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết hoạt động nhượng quyền thương mại; Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25 tháng 05 năm 2006 hướng dãn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đây là hai văn bản hướng dẫn khá chi tiết và đầy đủ với việc xác định các vấn đề cơ bản như khái niệm nhượng quyền thương mại, quyền thương mại, điều kiện nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại, đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và các vấn đề tài chính liên quan đến nhượng quyền thương mại.
Về mặt thuật ngữ, nhượng quyền thương mại theo quy định tại Mục 8 của Luật Thương mại được hiểu là hình thức “bán” quyền thương mại, tuy nhiên, theo quy định tại Điều 284 thì lại được mô tả hết sức cụ thể của một phương thức kinh doanh với việc “mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tương kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền...”. Đồng thời, Nghị định số 35 còn xác lập một thuật ngữ pháp lý mới mẻ, đó là “quyền thương mại” với tư cách là điểm mấu chốt trong quan hệ nhượng quyền thương mại.
Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về thuế hiện tại vẫn chưa có quy định chính thức trong việc xác định các khoản chi phí, khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhượng quyền để hạch toán, tính thuế cho doanh nghiệp. Ngoài ra, về vấn đề xử lý vi phạm trong hoạt động nhượng quyền thương mại, Điều 24 Nghị định 35 đã liệt kê các hành vi phạm cụ thể và quy định việc xử lý được thực hiện bằng biện pháp xử phạt hành chính. Tuy nhiên, hiện nay, Chính phủ vẫn chưa ban hành nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. nhượng quyền thương mại vẫn còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, do đó rất cần sự hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước trong việc phát triển loại hình kinh doanh đặc thù này. Để thực hiện được điều này, Nhà nước cần phải có các chính sách xúc tiến, tư vấn, hỗ trợ đào tạo trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Đối với doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, Nhà nước nên khuyến khích họ thành lập, tham gia vào các hiệp hội nhượng quyền thương mại để có điều kiện tiếp thu, trao đổi kinh nghiệm, tự đào tạo, đồng thời cũng là một trong những đầu mối tham khảo, phản biện xã hội để hoàn thiện về chính sách pháp luật về nhượng quyền thương mại. Về những quy định
pháp luật hiện thời, Nhà nước cần phải xem xét, làm rõ các khái niệm phạm vi điều chỉnh giữa các luật, văn bản pháp quy có liên quan, từ đó có sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp, ban hành các quy định mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại.Về phía các doanh nghiệp, cần phải chủ động hơn trong việc tìm kiếm, tiếp cận các kinh nghiệm, kiến thức và các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại. Để có được hiệu quả cao khi thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, doanh nghiệp phải có chiến lược xây dựng thương hiệu thật tốt, hệ thống kinh doanh được tổ chức hợp lý, hiệu quả và mang tính đặc thù. Cuối cùng, điều quan trọng hơn hết là chính doanh nghiệp thông qua hoạt động thực tế của mình, phải tích cực hơn nữa trong việc đề xuất, đóng góp ý kiến cho Nhà nước để xây dựng các chương trình phát triển nhượng quyền thương mại, ban hành các chính sách, quy định pháp luật phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam.
Theo dự báo, trong những năm tới, hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ “bùng nổ” ở Việt Nam. Do đó, các bên trước khi thiết lập quan hệ này cần phải tìm hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, trong đó có các quy định của pháp luật. Về mặt pháp lý, có những vấn đề cần phải được các bên lưu ý khi thiết lập quan hệ là:
(i) Đối với bên nhận quyền: Các quy định cứng nhắc trong các điều khoản về bí mật kinh doanh, sở hữu trí tuệ, thanh toán... sẽ làm hạn chế sự tư vấn, giúp đỡ từ bên ngoài khi gặp khó khăn, tranh chấp; Những điều khoản đơn phương thiếu tính cạnh tranh làm ảnh hưởng đến bên nhận quyền như các điều khoản về cung ứng hàng hoá, dịch vụ chẳng hạn. Điều này sẽ làm mất
cơ hội tiếp cận với các hàng hoá, dịch vụ bên ngoài hệ thống nhượng quyền của bên nhận quyền.
(ii) Đối với bên nhượng quyền: Trước thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta hiện nay, các quy định về SHTT trong hợp đồng nhượng quyền thương mại thường nếu không được quy định chặt chẽ có thể bị vi phạm; Khó kiểm soát được hệ thống; Vi phạm cam kết trong hợp đồng.
Hơn nữa, hệ thống pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam còn chưa hoàn thiện. Về bản chất, franchising là một hoạt động kinh doanh trong đó có thoả thuận của hai bên (bán, mua franchising) chuyển giao mô hình kinh doanh gắn liền với các đối tượng sở hữu trí tuệ. Việc chuyển giao công nghệ và kỹ năng trong hoạt động nhượng quyền thương mại kích thích phát triển trí tuệ của xã hội đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho sự bành trướng quyền sở hữu trí tuệ trên diện rộng trong thời gian ngắn. Vì vậy việc quản lý về quyền sở hữu trí tuệ là một vấn đề cần được quan tâm trong kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.
Bên cạnh đó việc quản lý đối với một số lượng lớn các cửa hiệu nhượng quyền còn gặp trở ngại khó khăn.
Trung Nguyên là thương hiệu tiên phong trong hoạt động nhượng quyền (khoảng năm 2000), thế nhưng việc xây dựng một hệ thống nhượng quyền chuẩn mực, mang tính hàn lâm vẫn là Phở 24. Sở dĩ nói như vậy là vì Trung Nguyên thành công trong việc nhân rộng mô hình quán cà phê trên khắp Việt Nam, nhưng Trung Nguyên lại không chú trọng đến việc quản lý duy trì, phát triển hệ thống theo những chuẩn mực, nguyên tắc nhất định của phương thức franchise, vì thế kể từ năm 2004 trở về sau, hệ thống quán cà phê Trung Nguyên bị “khựng lại”, không còn dấu hiệu mạnh mẽ như trước.
Thách thức thứ nhất các nhà quản lý gặp phải nằm ngay trong lợi thế của nó. Khi mạng lưới phân phối dày đặc rộng lớn tồn tại yếu điểm với một số lượng lớn cửa hiệu nhượng quyền cách trở về địa lý, thông tin thì việc quản lý của các nhà quản lý sẽ gặp trở ngại nhất là khi cần có sự xử lý kịp thời và mang tính chuyên môn (một vấn đề có thể là hạn chế đối với bên mua). Đôi khi chỉ là thái độ thiếu lịch sự của một nhân viên một cửa hàng franchise hay vết bẩn trong món ăn dẫn tới tổn hại chung cho cả thương hiệu và các đối tác trong hệ thống.
Trong những năm đầu do là đơn vị đi tiên phong trong lãnh vực franchise tại Việt Nam nên Trung Nguyên đã khá bối rối trong hướng đi của mình và khá dễ dãi trong việc bán franchise dẫn đến hiện trạng có quá nhiều quán café cùng mang nhãn hiệu Trung Nguyên nhưng không cùng một đẳng cấp. Nói cách khác Trung Nguyên rơi vào tình thế mất kiểm soát chất lượng và tính đồng bộ của mình vì bắt đầu bán franchise với số lượng lớn khi chưa có đủ sự chuẩn bị.Thật vậy có quán thì khá bề thế có quán lại quá xập xệ, khiêm tốn hay có quán có máy lạnh phục vụ tốt tay nghề khá và có quán tay nghề kém bình dân, trang trí nội thất cũng không đồng bộ theo một chuẩn mực chung. Từ cuối năm 2002 Trung Nguyên đã cho mời chuyên gia người Úc sang để khắc phục tình trạng này nhưng trên thực tế để điều chỉnh lại hệ thống với hơn 400 quán cà phê trải dài khắp nước quả là một thách thức của người điều hành mỗi quán cafe và của người chủ thương hiệu nói chung.
Nguy cơ bị mất cắp bí quyết kinh doanh trong quá trình hoạt động cũng là một thách thức đặt ra đối với một nhà quản lý thương hiệu. Bên mua franchise sẽ được chủ thương hiệu đào tạo phương thức hoạt động cung cấp những phương công thức chế biến đặc biệt mang đặc trưng thương hiệu. Đặc
điểm này khiến cho kinh doanh nhượng quyền thương mại khó có thể diễn ra ở những nơi có hệ thống pháp lý chưa đủ mạnh như là ở Việt Nam
Các nhà quản lý của bên nhượng quyền cũng phải đối mặt với một khó khăn không nhỏ đó là đối tác chủ thương hiệu ( bên mua ) thường có xu hướng trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp nhượng quyền trong nỗ lực giành lấy khách hàng và thị phần (trong trường hợp cạnh tranh không lành mạnh). Mặc dù có quyền cao nhất trong khu vực hoạt động của mình, nhưng bên mua vẫn phải chịu một số ràng buộc với chủ thương hiệu theo thỏa thuận trong hợp đồng nếu không sẽ bị phạt vi phạm. Sau đây là những thách thức đối với các nhà quản lý khi quản lý và điều hành hoạt động của các doanh nghiệp frachise:
- Không được tự ý điều chỉnh việc kinh doanh: thay đổi menu, hạ giá thành sản phẩm… việc kinh doanh nhắm đến một đối tượng khách hàng với một mục tiêu nhất định theo phân khúc thị trường mà bên nhượng quyền đã xác định trong chiến lược kinh doanh của mình.
- Khảo sát cho thấy 100% các doanh nghiệp nhượng quyền đều giới hạn việc sử dụng thương hiệu trong một khu vực kinh doanh nhất định. Ngoài mục đích kinh doanh chính các franchisee không được phép thay đổi bất kỳ một sự xáo trộn nào không được phép quy định trong hợp đồng. Tất cả các chương trình quảng bá khuyến mãi đều phải thông qua ý kiến của bên