Vai trò và tiềm năng của nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH KINH DOANH THEO HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY TNHH LOTTERIA VIỆT NAM (Trang 27 - 29)

Việt Nam kể từ sau khi đổi mới kinh tế đã đạt được những thành tựu kinh tế đáng kể. Tuy nhiên, về bản chất, Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo với thu nhập đầu người chỉ khoảng 400 đô la Mỹ, nằm trong số các quốc gia chậm phát triển. Thời gian tích lũy cho nền kinh tế, đặc biệt là sức cạnh tranh của doanh nghiệp chưa được chuẩn bị lại phải đối mặt với sự hội nhập kinh tế sâu trên diện rộng. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tăng nhanh. Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 30 tỷ đô la Mỹ mỗi năm nhưng cán cân thương mại có xu hướng thâm hụt ngày càng tăng. Sự bất ổn, thiếu bền vững của tăng trưởng thể hiện qua các điểm sau:

- Tỷ trọng hàng hoá xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá trị gia tăng thấp. Hàng hoá xuất khẩu Việt Nam cũng chính là thế mạnh xuất khẩu của Trung Quốc như dệt may, da giày, đồ gỗ, …

- Tỷ trọng dân số khu vực nông nghiệp ở mức 70% nhưng giá trị gia tăng của khu vực nông nghiệp là rất thấp và chịu sự chi phối của thế giới về giá cả, thị trường tiêu thụ.

- Theo chuẩn mới về hộ nghèo, tỷ trọng hộ nghèo Việt Nam vẫn ở mức cao trên 20%.

- Hàng hoá Việt Nam đang có xu hướng bị thua ngay trên sân nhà khi lộ trình giảm thuế theo Hiệp định ưu đãi thuế quan khu vực Đông nam á (AFTA), Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đã ở giai đoạn thực thi cam kết mở cửa thị trường, miễn giảm thuế xuất.

- Đầu tư về thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang ở mức sơ khai trước những tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp ngoại quốc. - Doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu ở mức vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận vốn từ các định chế tài chính lại rất hạn chế do thị trường vốn Việt Nam khá èo uột và kênh vốn cho đầu tư bị biến dạng bởi sự lệch lạc trong đối xử giữa các thành phần kinh tế.

- Tỷ trọng lao động thất nghiệp luôn ở mức cao.

Trước thực trạng trên của nền kinh tế, nhượng quyền thương mại, ít ra cũng là một mô hình tốt cho nền kinh tế Việt Nam. Mô hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) từng được dự đoán sẽ “bùng nổ” ở Việt Nam. Đến năm 2007, nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đã hình thành một thị trường franchise rõ nét. Trong đó, nhà hàng, quán ăn, tiệm giải khát là lĩnh vực phù hợp nhất để áp dụng mô hình này. Vì thế, franchise đã và đang trở thành một khuynh hướng, trào lưu, thậm chí là một “mốt” làm ăn mới. Tuy vậy, mua – bán franchise trong môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đang hiển

hiện cả cơ hội lẫn thách thức (trang 56, Cẩm nang Ẩm thực & khách sạn, tháng 7-8/2007, PV Đông Phong).

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH KINH DOANH THEO HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY TNHH LOTTERIA VIỆT NAM (Trang 27 - 29)