0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN POTX (Trang 83 -92 )

* Tăng cường xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch

Xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Lạng Sơn cả trong và ngoài nước.

Đây là một trong những nhiệm vụ chính của các cơ quan du lịch quốc gia của nhiều nước là tiếp thị, quảng bá, thông qua một mạng lưới văn phòng đại diện ở nước ngoài, nhằm xây dựng hình ảnh về đất nước trong cách nhìn nhận của những người khách nước ngoài. Khi nghiên cứu về động cơ đi du lịch của du khách, có nhiều công trình đã đánh giá: quá trình đi đến quyết định để tham quan du lịch của một vùng, hoặc một đất nước, hay bỏ tiền mua một sản phẩm du lịch phụ thuộc phần lớn vào hình ảnh mà người ta có được của vùng đó hoặc quốc gia đó.

Trong bài phát biểu khai mạc tại Hội nghị tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, bà Võ Thị Thắng đã khẳng định: để thu hút được khách du lịch, công tác nghiên cứu thị trường, marketing xúc tiến quảng bá du lịch phải được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong chính sách du lịch quốc gia.

Trong những năm gần đây, Trung tâm Xúc tiến thương mại và du lịch với những hoạt động tích cực, không ngừng quảng bá tiềm năng du lịch của Lạng Sơn và đã đạt được những kết quả ban đầu khá khả quan. Mặc dù vậy, công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch ở Lạng Sơn chưa được quan tâm đầu tư thoả đáng, hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng du lịch của tỉnh.

Để góp phần phát triển dịch vụ du lịch ở Lạng Sơn trong thời gian tới, cần đầu tư vào công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá về du lịch Lạng Sơn theo những hướng sau đây:

- Nghiên cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo.

- Đảm bảo tập hợp và cung cấp những thông tin hữu ích về chính sách phát triển du lịch, thị trường du lịch cho các cơ quan lãnh đạo chỉ đạo và các doanh nghiệp du lịch.

- Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về du lịch Lạng Sơn nhằm mở rộng thị trường và kinh doanh du lịch có hiệu quả. Có sự phối kết hợp với các ngành, các cấp, các đơn vị liên quan tiến hành các chiến dịch phát triển thị trường.

- Bổ sung quỹ hỗ trợ phát triển du lịch trên cơ sở huy động các doanh nghiệp du lịch đóng góp, đồng thời mỗi năm tỉnh giành một khoản ngân sách nhất định cho công tác xúc tiến du lịch theo chính sách nhà nước đã quy định.

- Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức văn hoá - xã hội và nhân dân trong tỉnh, tích cực tham gia đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến du lịch, quảng bá về nhu cầu và khả năng đáp ứng các dịch vụ du lịch bằng những hình thức phong phú hấp dẫn để thu hút khách du lịch.

- Đa dạng hoá các hình thức thông tin tuyên truyền, các sách báo, tờ rơi giới thiệu về danh thắng, làng nghề, lễ hội văn hoá... của du lịch Lạng Sơn, phát hành thông tin một cách thường xuyên và liên tục theo các kênh khác nhau có chất lượng, phát đầy đủ các thông tin về dịch vụ du lịch Lạng Sơn.

* Biện pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch:

Nhờ vào sự đổi mới cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức của các ngành, các cấp trong tỉnh trong những năm gần đây, dịch vụ du lịch Lạng Sơn đã đạt được những thành tích đáng kể. Mặc dù vậy, thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch 2010 và những năm tiếp theo đưa ngành kinh tế du lịch Lạng Sơn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn cần phải tiếp tục đẩy mạnh và kiện toàn cơ chế quản lý và bộ máy tổ chức tương ứng với chức năng, nhiệm vụ của nó.

Muốn vậy, cần thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:

- Trên cơ sở luật du lịch có hiệu lực từ ngày 01/1/2006 và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành của Chính phủ, tỉnh cần tiếp tục nghiên cứu và vận dụng xây dựng cơ chế chính sách phát triển dịch vụ du lịch phù hợp với tình hình cụ thể của tỉnh trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn và tổ chức thực hiện có hiệu quả.

- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động xây dựng du lịch, đảm bảo môi trường kinh doanh thông thoáng, đúng pháp luật. Kiên quyết xử lý các trường hợp kinh doanh thiếu lành mạnh và kinh doanh trái pháp luật.

- Tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, đẩy mạnh phân cấp một số việc trong công tác quản lý Nhà nước về du lịch, đổi mới tác phong, lề lối làm việc của cơ quan quản lý du lịch các cấp nhằm không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

* Phát triển các ngành nghề kinh doanh du lịch:

- Kinh doanh lữ hành: cần củng cố các tuyến du lịch hiện có, đồng thời từng bước xây dựng các tuyến du lịch mới như tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Móng Cái, thành phố Hạ Long, tuyến du lịch Văn Quan - Bình Gia - Bắc Sơn - tuyến du lịch Văn Lãng - Tràng Định, Lạng Sơn - Bằng Tường - Long Châu - Ninh Minh (Quảng Tây - Trung Quốc), không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh lữ hành.

- Về kinh doanh vận chuyển khách du lịch: khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh vận chuyển hành khách du lịch theo hướng thuận tiện, an toàn, hiện đại và văn minh.

- Về kinh doanh lưu trú du lịch: tiếp tục khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh lưu trú du lịch tại các điểm quy hoạch cho khách sạn, nhà nghỉ, vui chơi giải trí... Tăng nhanh các cơ sở lưu trú đạt chuẩn 3 sao trở lên. Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, đảm bảo chất lượng lưu trú và môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn, văn minh.

- Về kinh doanh khu du lịch và điểm du lịch: khẩn trương quy hoạch cụ thể các khu du lịch, điểm du lịch được duyệt, khuyến khích các nhà đầu tư kinh doanh khu du lịch, điểm du lịch.

Kết luận chương 3

Để đưa dịch vụ thương mại và du lịch Lạng Sơn ngày càng phát triển, góp phần đưa kinh tế du lịch Lạng Sơn thực sự có những chuyển biến sâu sắc và trở thành một trong những ngành kinh tế năng động nhất của tỉnh Lạng sơn, trong thời gian tới, cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Những giải pháp chung đó là: hoàn thiện môi trường thể chế

đảm bảo cho sự phát triển dịch vụ thương mại và du lịch; thực hiện tốt các chính sách tác động đến dịch vụ thương mại và du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cần thực hiện những giải pháp chủ yếu, cụ thể đối với dịch vụ thương mại và du lịch. Đối với dịch vụ thương mại cần làm tốt công tác tổ chức thị trường, phát triển kinh tế cửa khẩu, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại... Đối với dịch vụ du lịch cần tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch.

Hệ thống các giải pháp được đưa ra trên đây sát với thực tế và có tính khả thi. Giải quyết tốt những giải pháp nêu trên chắc chắn trong thời gian không xa dịch vụ thương mại và du lịch sẽ có những bước phát triển vượt bậc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Kết luận

Dịch vụ thương mại và du lịch có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần đưa tỷ trọng kinh tế dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh ngày càng tăng. Việc phát triển dịch vụ thương mại và du lịch không chỉ nhằm khai thác tiềm năng vốn có của đất nước mà còn là đòi hỏi bức xúc đưa nền kinh tế Việt Nam hoà nhập với nền kinh tế thế giới trong quá trình phát triển.

Lạng Sơn với bề dày lịch sử, truyền thống văn hoá đặc sắc và điều kiện tự nhiên, kinh tế phong phú thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ thương mại và du lịch. Tuy nhiên sự phát triển của dịch vụ thương mại và du lịch Lạng Sơn so với tiềm năng vốn có của địa phương còn chưa tương xứng. Thực tiễn đã và đang đặt ra một vấn đề trong thời gian tới là tìm ra giải pháp để dịch vụ thương mại và du lịch ngày càng phát triển góp phần đưa cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực. Vì vậy, tác giả đã quan tâm và lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.

Sau một thời gian tìm kiếm tư liệu, nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đến nay tác giả đã hoàn thành luận văn với những nội dung chủ yếu sau đây:

- Làm rõ một số khái niệm về dịch vụ, dịch vụ thương mại và du lịch; phân tích đặc điểm của dịch vụ, dịch vụ thương mại, dịch vụ du lịch; vai trò của dịch vụ thương

mại và du lịch trong nền kinh tế; sự cần thiết phát triển dịch vụ thương mại và du lịch đối với nền kinh tế nói chung và Lạng Sơn nói riêng.

- Tổng kết kinh nghiệm phát triển kinh tế dịch vụ thương mại và du lịch của hai tỉnh Lào Cai và Quảng Ninh từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho sự phát triển dịch vụ thương mại và du lịch Lạng Sơn.

- Phân tích rõ thực trạng hoạt động của dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2000 - 2005.

- Đánh giá những thành tựu, những tồn tại hạn chế trong việc phát triển dịch vụ thương mại và du lịch của tỉnh và tìm ra những nguyên nhân của những tồn tại hạn chế đó.

- Từ việc nghiên cứu phương hướng mục tiêu phát triển dịch vụ thương mại và du lịch của Lạng Sơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá luận văn đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển dịch vụ thương mại và du lịch của tỉnh đến 2010. Những giải pháp nêu trên phải được thực hiện một cách đồng bộ, có sự kết hợp nhuần nhuyễn các giải pháp , vận dụng phù hợp với yêu cầu của ngành và địa phương trong từng giai đoạn cụ thể.

Những nội dung được đi sâu nghiên cứu và trình bày trong luận văn đã phần nào giải quyết được những vấn đề bức xúc trước yêu cầu phát triển dịch vụ thương mại và du lịch tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới.

Hy vọng thông qua những nội dung đã trình bày trong luận văn, có thể giúp cho hoạt động của dịch vụ thương mại và du lịch Lạng Sơn phát triển đúng hướng trong tiến trình hội nhập với cả nước, khu vực và thế giới.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu và hạn chế chủ quan về phía tác giả nên luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của các nhà khoa học và những ai quan tâm đến vấn đề này.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Trần Văn Bảo (1994), Kinh doanh dịch vụ trong cơ chế thị trường, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. "Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về phát triển dịch vụ trong kế hoạch 2006-2010" (2005), Tạp chí Kinh tế và dự báo, (1).

3. Trần Văn Chử (2005), Giáo trình kinh tế học phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Cục Thống kê Lạng Sơn (2005), Báo cáo phân tích 5 năm 2001 - 2005 chuyên ngành thương mại, dịch vụ, du lịch và giá cả của tỉnh Lạng Sơn.

5. Cục Thống kê Lạng Sơn (2005), Báo cáo phân tích hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá 5 năm 2001 đến 2005.

6. Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn (2006), Niên giám thống kê 2005, Lạng Sơn. 7. Đặng Đình Đào (1998), Kinh tế thương mại dịch vụ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Đính (2003), "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch chủ động hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (2), tr.20.

13. Nguyễn Văn Đính - Trần Thị Minh Hoà (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb Lao động - Xã hội.

14. Handbook on Liberalizing international Transactions in Services of the United Nation and the world bank, 1994, tr.8.

15. Bùi Đức Hoà (2005), "Những vấn đề đặt ra trong phát triển thương mại, dịch vụ ở nước ta trong những năm tới", Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (3).

16. Nguyễn Thanh Huyền (2005), Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội trong tỉnh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Thanh Liêm (2005), Dịch vụ cho các tổ chức nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 18. Trần Bích Lộc (2006), "Bàn về thương mại dịch vụ và quản lý nhà nước về thương

mại dịch vụ", Tạp chí Thương mại, (15).

19. Chu Viết Luân (chủ biên) (2005), Lạng Sơn thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 25, phần I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 26, phần II, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Mơ (2005), Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, Nxb Lý luận chính trị.

23. Vũ Văn Nam - Phạm Hồng Long (2005), "Xúc tiến du lịch Việt Nam nhìn từ góc độ quản lý nhà nước", Tạp chí Quản lý nhà nước, (2), tr.15-19.

24. Nguyễn Đình Phan (1997), Về môi trường thể chế nhằm phát triển các hoạt động dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp ở nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

25. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI (2005), Kỳ họp T7,

Luật du lịch, Hà Nội.

26. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ (2002), Về phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010.

27. Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn (2000), Báo cáo tổng kết công tác thương mại và du lịch năm 2000.

28. Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn (2001), Báo cáo tổng kết công tác thương mại và du lịch năm 2001.

29. Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn (2002), Báo cáo tổng kết công tác thương mại và du lịch năm 2002.

30. Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn (2003), Báo cáo tổng kết công tác thương mại và du lịch năm 2003.

31. Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn (2004), Báo cáo tổng kết công tác thương mại và du lịch năm 2004.

32. Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn (2005), Báo cáo tổng kết công tác thương mại và du lịch năm 2005.

33. Sở Thương mại và Du lịch Lạng Sơn (2005), Kế hoạch phát triển thương mại 5

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN POTX (Trang 83 -92 )

×