Giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ thương mạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 74 - 83)

* Về công tác tổ chức thị trường:

Thị trường tiêu thụ là nơi quyết định đầu ra cho sản xuất và xuất khẩu, để làm tốt công tác này cần chú trọng những vấn đề sau:

- Trước hết cần xác định thị trường Trung Quốc nói chung và thị trường Quảng Tây nói riêng vẫn là thị trường chính trong hoạt động xuất nhập khẩu của Lạng Sơn. Đây là thị trường sát nách với Việt Nam rất thuận lợi cho việc giao nhận hàng hoá với chi phí thấp. Quảng Tây và các tỉnh phía Nam của Trung Quốc với dân số khoảng hơn 200 triệu người, là nơi tiêu thụ một khối lượng lớn hàng nông,lâm,thuỷ hải sản, rau quả, nguyên liệu ở dạng chế biến và chưa chế biến phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Chỉ tính riêng mặt hàng rau quả thì trong những năm gần đây Trung Quốc đang là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của Việt Nam. Hơn nữa, đây là thị trường có tập quán sản xuất và tiêu dùng gần với Việt Nam, yêu cầu về chất lượng hàng hoá không cao lắm, phù hợp với điều kiện sản xuất và khả năng huy động hàng xuất khẩu của các thương nhân Việt Nam. Với các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam, thương nhân Trung Quốc được ưu đãi về thuế và các ưu đãi về thương nhân khác, trong đó cư dân biên giới được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hoá trị giá 3.000 NDT mỗi ngày.

Hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực phía Bắc nói chung và ở Lạng Sơn nói riêng chủ yếu vẫn theo hình thức tiểu ngạch biên giới hoặc theo hình thức chính ngạch nhưng được áp dụng một số cơ chế linh hoạt hơn về thanh toán, giao nhận, kiểm dịch động, thực vật... Vì vậy, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của ta dù có hạn chế về từng mặt cụ thể vẫn có thể tham gia xuất nhập khẩu ở khu vực này có hiệu quả. Các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc có giá ổn định, tuy có thấp hơn các khu vực, thị trường khác chút ít nhưng lại có ưu thế về các mặt khác như chất lượng không cao lắm, chi phí vận chuyển thấp, thời gian vận chuyển nhanh... nên vẫn hấp dẫn với các doanh nghiệp Việt Nam.

Nhìn chung đây là thị trường có dung lượng lớn, có nhiều thuận lợi để mở rộng xuất khẩu, đặc biệt là nông, lâm, thuỷ hải sản, nguyên liệu... đều có thể xuất khẩu ở dạng thô, không phải đầu tư lớn. Các sản phẩm chế biến hoặc sơ chế ta đều đã làm được và hoàn toàn có khả năng cạnh tranh ở thị trường Trung Quốc.

Trong năm 2006 và những năm tiếp theo, Quảng Tây vẫn có nhu cầu nhập khẩu với số lượng lớn các mặt hàng: Cao su, gạo, hạt điều, sắn lát, tinh bột sắn, cà phê, hoa quả

tươi, khô, một số loại nông sản chưa qua chế biến, hoa hồi, thạch đen... là các mặt hàng xuất khẩu truyền thống có thế mạnh của Lạng Sơn và Việt Nam.

Về hình thức thanh toán: Hai nước đã ký kết Hiệp định thanh toán tiền hàng trong quan hệ giao dịch, trao đổi thương mại. Các hình thức thanh toán như hàng đổi hàng, thanh toán bằng điện chuyển tiền (TTR), thư tín dụng (L/C) đều được áp dụng trong trao đổi hàng hoá tại khu vực biên giới. Theo quy định các đồng ngoại tệ tự do chuyển đổi và đồng bản tệ được sử dụng để thanh toán tiền hàng và các dịch vụ tại khu vực biên giới. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc thanh toán tiền hàng trong trao đổi mậu dịch Việt - Trung chủ yếu thực hiện bằng tiền mặt NDT. Do vậy, trong thời gian tới cần tập trung những nội dung chủ yếu sau:

+ Giữ vững và phát triển các thị trường truyền thống, chủ động, sáng tạo trong đàm phán và kinh doanh để dần dần điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng hội nhập, phù hợp các yêu cầu quan hệ song phương và quốc tế.

+ Chú trọng tới các thị trường khu vực, các nhu cầu nhập khẩu nhỏ lẻ có tính chất thời vụ. Đặc biệt trong quan hệ xuất khẩu với các thị trường có chung đường biên giới đất liền và các nước trong khu vực ASEAN bởi với điều kiện thuận lợi về địa lý và đặc thù trong quan hệ mậu dịch biên giới vẫn là thị trường quan trọng và hiệu quả trong thời gian tới.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các loại hình buôn bán tiểu ngạch qua biên giới vì thực chất thương mại tiểu ngạch là phương thức mua bán hàng hoá rất linh hoạt phong phú thanh toán thuận lợi và hiện đang thích hợp với trao đổi thương mại qua khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn. Tăng cường hình thức này sẽ tăng việc tiêu thụ các sản phẩm chế biến tại chỗ hoặc sản phẩm truyền thống ở nước ta, loại hình này trong những năm qua đã được Trung Quốc chú trọng phát triển, vì vừa khai thác tốt tiềm năng tại chỗ, huy động được các thành phần kinh tế tham gia vừa tạo ra cơ chế linh hoạt cho việc huy động các nguồn hàng, kết quả là hàng hoá sản xuất tại địa phương của Trung Quốc đã thâm nhập vào thị trường Việt Nam với giá rẻ, nên khối lượng tiêu thụ lớn. Tuy nhiên, muốn phát triển loại hình này, Lạng Sơn cần có cơ chế điều hành cụ thể và quản lý chặt chẽ nhằm đưa loại hình buôn bán

này phát triển lành mạnh, ổn định, trong đó lưu ý việc khắc phục các tồn tại như việc thanh toán, kiểm dịch, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại....

- Phát triển thị trường nội địa:

Thị trường trong nước là một thị trường mở với nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh với mọi hình thức nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Sức mua của dân là một yếu tố quan trọng quyết định tới việc phát triển thị trường trong nước trong điều kiện kinh tế xã hội từng vùng, từng miền. Thị trường nội địa Lạng Sơn tuy phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở trung tâm thành phố, các thị trấn còn thị trường nông thôn mật độ phát triển chậm. Cơ sở vật chất của các cửa hàng khu vực thuộc hệ thống doanh nghiệp chức năng đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc hư hỏng nặng, số mới được Bộ hỗ trợ xây dựng hoặc Tỉnh tự đầu tư còn quá ít, hoạt động chưa hiệu quả... Mạng lưới thương nghiệp dịch vụ, hợp tác xã mua bán trên địa bàn hiện nay chưa đáp ứng.

Trong thời gian tới để thị trường nội địa phát triển, ngoài sự nỗ lực của địa phương, đề nghị bộ và các ngành trung ương tiếp tục tạo điều kiện hỗ trợ cho Lạng Sơn về đầu tư cơ sở vật chất: xây dựng chợ, cửa hàng cho các xã vùng sâu, vùng xa. Các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đầu tư cho các khu vực khó khăn hỗ trợ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống và sức mua của nhân dân vùng nông thôn.

- Đối với mặt hàng chính sách xã hội:

Trong việc thực hiện chính sách trợ cước, trợ giá và định mức chi phí lưu thông cần đảm bảo được các chi phí tối thiểu để kinh doanh phục vụ hàng hoá theo chính sách cụ thể với định mức hoa hồng mặt hàng dầu hoả hiện nay không đủ bù đắp hao hụt và chi phí kinh doanh, dẫn tới thua lỗ cho doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng chính sách xã hội.

Thực hiện phân cấp trong quản lý kinh doanh, cấp phép kinh doanh có điều kiện cho cấp huyện. Nâng cao vai trò cơ quan quản lý thương mại - dịch vụ cấp huyện trong quản lý, định hướng phát triển thị trường trên địa bàn.

Công tác thu mua các mặt hàng xuất khẩu tại địa phương còn nhiều hạn chế do chưa có thị trường tiêu thụ hoặc thị trường không ổn định. Các mặt hàng như hoa hồi, nhựa thông, ván sàn tre, các sản phẩm nông sản, trái cây... liên quan tới đời sống của hàng vạn người dân nhưng không có thị trường tiêu thụ ổn định. Đề nghị bộ, các ngành trung ương

thông qua các mối quan hệ, hệ thống tham tán thương mại, thông tin hỗ trợ Tỉnh trong việc giới thiệu, quảng cáo, tìm kiếm thị trường tiêu thụ.

* Nâng cao hoạt động của các doanh nghiệp, thương nhân tham gia xuất nhập khẩu:

Đa số các doanh nghiệp và thương nhân tham gia hoạt động xuất khẩu có quy mô nhỏ, yếu về tiềm lực tài chính, không có sự liên kết và hỗ trợ nhau nên những thiệt thòi về bản thân doanh nghiệp và quốc gia xẩy ra trong kinh doanh xuất khẩu là không thể tránh khỏi.

Trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là tiến trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) của Việt Nam vào khoảng tháng 10 năm 2006 đòi hỏi hệ thống doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải có những chuyển biến căn bản trong tính chuyên nghiệp và tổ chức kinh doanh theo thông lệ quốc tế. Các yếu tố liên quan tới chất lượng sản phẩm, giá cả và cam kết thực hiện phải được coi trọng và là tiền đề quan trọng trong quá trình hội nhập của doanh nghiệp.

Trong quá trình hội nhập và thực hiện các cam kết quốc tế, cơ chế chính sách trong quản lý và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thường xuyên có sự thay đổi và điều chỉnh thích hợp theo các lộ trình này. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận và khai thác thông tin để điều chỉnh hoạt động thực tiễn qua các hệ thống thông tin cơ bản như:

- Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế và các hoạt động đại lý, mua bán gia công và quá cảnh hàng hoá với nước ngoài.

- Các trang Web của Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

- Các trung tâm xúc tiến thương mại để tạo ra sự đồng nhất trong việc tổ chức và thực hiện xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó các trung tâm xúc tiến thương mại phải nâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng được là đầu mối trung tâm tạo ra sự đồng nhất này.

Với các doanh nghiệp cần nắm được các chính sách đặc thù trong quản lý xuất nhập khẩu và cửa khẩu thông quan của Quảng Tây (Trung Quốc), cụ thể:

Trung Quốc thực hiện phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương hiện nay các hình thức quản lý xuất nhập khẩu được áp dụng là:

+ Xuất nhập khẩu - Mậu dịch thông thương: thực chất đây là quản lý xuất nhập khẩu chính ngạch theo thông lệ quốc tế, chủ yếu được áp dụng tại các cửa khẩu quốc tế: Hữu Nghị Quan, ga đường sắt... hàng hoá xuất nhập khẩu theo hình thức này chủ yếu là:

. Hàng nhập khẩu: hàng hoá nông, lâm, hải sản đã qua chế biến, hàng hoá tiêu dùng và phục vụ sản xuất chất lượng cao, nguyên liệu, khoáng sản, quặng v.v...

. Hàng xuất khẩu: máy móc thiết bị, hoá chất, nguyên vật liệu, vật tư công nghiệp, hàng hoá có giá trị và khối lượng lớn...

Về cơ bản hàng hoá xuất nhập khẩu theo hình thức này đòi hỏi phải đạt các yêu cầu cao về tiêu chuẩn chất lượng, chịu sự kiểm soát chặt chẽ về kiểm dịch động, thực vật, các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá được thực hiện theo thông lệ quốc tế.

+ Xuất nhập khẩu - Mậu dịch biên giới: đây là hình thức đặc thù của các tỉnh có đường biên giới đất liền. Trước mắt và lâu dài đây vẫn là hình thức được chính quyền Quảng Tây chú trọng và quan tâm đặc biệt bởi nó đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho địa phương cho cơ chế điều tiết thuế xuất nhập khẩu (đạt tới 50% số thu cho địa phương) và chính sách miễn thuế nhập khẩu cho cư dân địa phương biên giới: 3.000NDT/người/ngày (thời gian tới mức này dự tính được đưa lên 5.000NDT/người/ngày).

Với hình thức này, hàng hoá xuất nhập khẩu không đòi hỏi cao về chất lượng, mẫu mã, bao bì, đóng gói. Cơ chế quản lý, thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản, thông thoáng, thanh toán bằng biên mậu... Cửa khẩu thông quan được thực hiện chủ yếu tại các cửa khẩu chính, cửa khẩu phụ, cặp chợ biên giới hoặc các điểm giao nhận thuận lợi bất kỳ.

Tuy nhiên, quan hệ xuất nhập khẩu theo hình thức này có tính rủi ro cao bởi thị trường không ổn định, các cam kết mua bán ít được thực hiện thông qua đàm phán và tổ chức. Thực hiện theo kế hoạch, giá trị pháp lý của các cam kết thấp. Chính việc chủ động nghiên cứu cơ chế chính sách pháp luật của bạn hàng, các đặc thù trong tổ chức và quản lý kinh doanh, tập quán, thời vụ kinh doanh... để từ đó có sự chủ động trong việc định hướng và tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao.

Một là, cần phân tích đánh giá lại về năng lực tài chính, năng lực sản xuất, bạn hàng, thị trường truyền thống, thị trường bạn hàng tiềm năng; thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp... để từ đó có biện pháp đổi mới cải tổ doanh nghiệp, xây dựng những giải pháp, đề án nhằm nâng cao năng lực tài chính - sản xuất, mở rộng thị trường trên cơ sở phát huy thế mạnh của doanh nghiệp có tính đến những vận hội, thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra từ đó xây dựng những mục tiêu, giải pháp phát triển doanh nghiệp cho từng thời kỳ.

Hai là, tập trung củng cố công tác tổ chức cán bộ, lao động, đặc biệt là đối với các công ty vừa hoàn thành cổ phần hoá. Phải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ lãnh đạo, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Chú trọng thu hút nhân tài có đầy đủ năng lực, trình độ. Tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp, áp dụng các mô hình quản lý sản xuất - kinh doanh mới, hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp.

Ba là, xây dựng chiến lược: chiến lược xuất nhập khẩu lâu dài của doanh nghiệp phải gắn với sản xuất để tạo sự ổn định phát triển lâu dài. Quyết tâm giữ vững và mở rộng thị trường, đầu mối, bạn hàng hiện có. Xây dựng bằng được thị trường, bạn hàng xuất nhập khẩu chủ lực của doanh nghiệp, mở rộng và kiểm soát chặt chẽ các hạn chế của hình thức khoán kinh doanh; chủ động khai thác sản phẩm thế mạnh của địa phương: hoa hồi, thạch đen, nhựa thông, một số mặt hàng hoa quả... Mạnh dạn đầu tư cho thu mua, tổ chức sản xuất, tìm kiếm thị trường, xây dựng thế chủ động và thị phần hàng hoá của doanh nghiệp, nhằm tạo ra nguồn hàng hoá ổn định cho xuất khẩu. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng cần chủ động tìm kiếm đối tác, thu hút đầu tư nước ngoài bằng các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư cho sản xuất các mặt hàng có thế mạnh của địa phương.

Bốn là, mở rộng chiến lược kinh doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp nhằm chuyên môn hoá, hợp lý hoá sản xuất kinh doanh trên cơ sở kết hợp, tận dụng ưu thế, thế mạnh của nhau về tài chính, thị trường... từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Chủ động tiếp cận khai thác mọi sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách chương trình khuyến khích đối với những sản phẩm, ngành hàng nằm trong định hướng

phát triển của Nhà nước trong từng giai đoạn, các chương trình xúc tiến, tìm kiếm thị trường.

- Tập trung khắc phục những hạn chế của cơ chế khoán theo đặc thù của từng thương vụ, từng điều kiện kinh doanh, đảm bảo được các nguyên tắc. Trực tiếp tiếp xúc với thị trường và đàm phán với các bạn hàng xuất nhập khẩu và tiêu thụ, quản lý chặt chẽ quy trình thanh toán theo đúng quy định của pháp luật, kiểm tra, giám sát thực hiện các cam kết theo hợp đồng... Chủ động trong áp dụng các hình thức khoán nhỏ, khoán thu, khoán thưởng thương vụ, khoán chi phí tạo sự năng động kinh doanh trong các cá nhân và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 74 - 83)