Kinh nghiệm của Quảng Ninh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 28 - 32)

Quảng Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh) được quy hoạch là một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch phát triển ở Việt Nam. Quảng Ninh có vị trí cửa mở ra biển, thông thương với Trung Quốc và các nước trong khu vực, có điều kiện mở rộng thị trường, giao lưu hàng hoá xuất khẩu. Phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, có đường biên giới dài khoảng 132,8 km, phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ có chiều dài bờ biển 250 km, phía Tây Nam giáp thành phố Hải Dương, phía Bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương. Quảng Ninh có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển.

Đường sắt từ Bãi Cháy đến Yên Viên và hệ thống đường sắt quốc gia phục vụ khách du lịch và vận chuyển hàng container từ cảng Cái Lân. Hiện nay Tỉnh đã có bãi đỗ cho máy bay trực thăng ở thành phố Hạ Long và Móng Cái. Đặc biệt Quảng Ninh còn có

hệ thống cảng biển hình thành tập trung ở các khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái và Yên Tiên. Với các cảng nước sâu, hệ thống cảng biển hiện tại có thể tiếp nhận tầu đến 50000 DWT.

Quảng Ninh có tài nguyên du lịch đặc sắc vào loại nhất của cả nước, có nhiều bãi biển đẹp, có cảnh quan nổi tiếng của Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long cùng các hải sản đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hoá Thế Giới, cùng hàng trăm di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật tập trung dọc ven biển với mật độ cao vào loại nhất cả nước... tạo khả năng mở nhiều tuyến du lịch kết hợp rất hấp dẫn trên đất liền và trên các đảo. Với bờ biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc tế cho phép Quảng Ninh thu hút khoảng 1 triệu lượt khách vào năm 2010, có thể đạt doanh thu ngoại tệ tới 400 - 500 triệu USD.

Tận dụng những lợi thế của mình để phát triển dịch vụ thương mại, du lịch trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:

- Phát triển nền kinh tế theo hướng mạnh về xuất khẩu. Kết hợp giữa phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở miền Đông- dải ven biển với phát triển nông- lâm nghiệp và công nghiệp chế biến, dịch vụ ở khu vực miền núi.

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ đặc biệt là dịch vụ vận tải và du lịch đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tỷ trọng cao trong GDP và có giá trị ngoại tệ lớn, trong đó ưu tiên phát triển mạnh du lịch quốc tế.

- Xây dựng các trung tâm du lịch tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở khu vực Bãi Cháy- Hạ Long, Móng Cái- Trà Cổ, trong đó trọng điểm là trung tâm Bãi Cháy- Vịnh Hạ Long với các khách sạn hiện đại và các dịch vụ du lịch cao cấp đa dạng đặc sắc.

- Có chính sách thích hợp khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Phát triển thương nghiệp nội địa, hướng trọng tâm vào thị trường Bắc Bộ đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Hồng và miền núi Bắc Bộ, từ đó từng bước lan toả ra thị trường phía Nam.

- Từng bước hình thành hai trung tâm thương mại lớn ở khu vực Bãi Cháy- Hạ Long và Móng Cái, trong đó Bãi Cháy- Hạ Long là trung tâm thương mại lớn nhất, là đầu mối các hoạt động thương mại của Tỉnh.

- Phát triển rộng rãi các cụm thương mại tại các thị trấn, thị xã và hệ thống chợ ở nông thôn.

- Xác định nguồn lực là yếu tố quyết định của sự phát triển nên Tỉnh đã có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp lý, có chính sách khuyến khích thu hút các nhà khoa học và chuyên gia kinh tế hàng đầu từ các ngành trung ương và các thành phố lớn về tham gia xây dựng Tỉnh.

Qua kinh nghiệm phát triển dịch vụ thương mại và du lịch của 2 Tỉnh Quảng Ninh và Lào Cai, để Lạng Sơn có thể phát triển dịch vụ thương mại và du lịch có hiệu quả cần quán triệt các bài học kinh nghiệm.

- Tận dụng và khai thác có hiệu quả những tiềm năng sẵn có của địa phương để phát triển dịch vụ thương mại và du lịch.

- Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống.

- Tập trung đầu tư vào một số công trình trọng điểm, không đầu tư dàn trải.

- Đưa ra những chính sách thích hợp để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài.

- Xác định nguồn lực là yếu tố quyết định của sự phát triển phải có chính sách đầu tư và phát triển nguồn nhân lực hợp lý.

Kết luận chương 1

Kinh tế dịch vụ nói chung trong đó dịch vụ thương mại và du lịch nói riêng có vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy sự đóng góp của nó trong sản phẩm xã hội và tăng trưởng kinh tế ngày càng nhanh. Bởi vậy nhiều quốc gia đã và đang quan tâm tìm những giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế dịch vụ trong đó có dịch vụ thương mại và du lịch.

Đối với Việt Nam hiện nay, phát triển kinh tế dịch vụ nói chung trong đó có phát triển dịch vụ thương mại và du lịch đã trở nên cấp thiết không chỉ bắt nguồn từ yêu cầu phát huy tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá của mình mà quan trọng hơn là từ yêu cầu tạo ra tiền đề thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa các vùng, giữa trong và ngoài

nước góp phần cho tăng trưởng kinh tế nhanh. Với Lạng Sơn, một tỉnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển dịch vụ và du lịch điều này càng trở nên cấp thiết hơn.

Chương 2

Thực trạng dịch vụ thương mại và du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 28 - 32)