Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển dịch vụ thương mại và du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 69 - 71)

Quốc) quan tâm và đề nghị hợp tác khai thác.

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn trên địa bàn Tỉnh Lạng Sơn

3.2.1. Những giải pháp chung

3.2.1.1. Hoàn thiện môi trường thể chế đảm bảo cho sự phát triển kinh tế dịch vụ

Môi trường thể chế có vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho sự phát triển của các ngành dịch vụ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao. Vì vậy, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp cần có chính sách thích hợp tạo một môi trường thể chế thuận lợi định hướng phát triển các ngành dịch vụ theo mục tiêu đã định để từ đó tránh sự chồng chéo, phức tạp trong quá trình thực hiện.

Việc hoàn thiện môi trường thể chế sẽ tạo điều kiện về mặt pháp lý, định hướng cho sự phát triển của các hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch một cách lành mạnh, đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Hoàn thiện môi trường thể chế sẽ nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch góp phần khai thác và sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có của địa phương.

Chính nhờ có môi trường thuận lợi mà dịch vụ thương mại và du lịch sẽ được đảm bảo phát huy hết khả năng và vai trò to lớn của mình góp phần vào việc tăng trưởng chung trong nền kinh tế của tỉnh.

3.2.1.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển dịch vụ thương mại và du lịch lịch

Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển kinh tế dịch vụ sẽ đảm bảo cho sự phát triển kinh tế trong từng khu vực, từng vùng một cách bền vững lâu dài. Trong thực tế, việc tổ chức xây dựng quy hoạch chưa thích hợp chưa sát thực tế, thậm chí thiếu sự tham gia, hiểu biết của các chuyên gia. Điều đó đã dẫn tới quy hoạch phát triển các ngành kinh tế nói chung, lĩnh vực dịch vụ nói riêng khi thực hiện còn kém hiệu quả.

Như vậy, việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển có ý nghĩa to lớn đối với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, nhất là đối với các lĩnh

vực kinh tế dịch vụ, một ngành còn hết sức mới mẻ ở nước ta. Với sự vận động của nền kinh tế thị trường hiện nay thì việc quy hoạch phát triển sẽ là điều kiện và biện pháp đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh.

Với Lạng Sơn cần tiếp tục đổi mới công tác kế hoạch hoá, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, độ chính xác của số liệu thông tin thống kê và dự báo. Thực hiện quá trình kế hoạch hoá đi từ quy hoạch tổng thể đến quy hoạch chi tiết, từ quy hoạch đến kế hoạch, gắn với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Từng bước thu hút rộng rãi ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và nhân dân tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch. Coi trọng việc xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trong các quy hoạch và kế hoạch. Chú trọng quy hoạch không gian, quy hoạch các lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khắc phục tình trạng chồng chéo giữa phát triển ngành và vùng, chú trọng phát triển bền vững. Xác định rõ những chỉ tiêu mang tính bắt buộc và những chỉ tiêu mang tính hướng dẫn, định hướng; gắn công tác quy hoạch, kế hoạch với diễn biến, yêu cầu của thị trường, đảm bảo tính “ động” của quy hoạch, kế hoạch. Tăng cường hiệu lực thực hiện đúng các nội dung của quy hoạch, kế hoạch, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch.

Phải khẩn trương tiến hành điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ thương mại và du lịch giai đoạn 2006 - 2010 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại và du lịch Việt Nam. Trên cơ sở quy hoạch, khẩn trương lập các dự án đầu tư, nhất là dự án xây dựng thành phố Lạng Sơn với thị trấn Đồng Đăng, các khu kinh tế cửa khẩu trở thành trung tâm thương mại dịch vụ của vùng Đông Bắc.

Trong giai đoạn 2005 - 2007, xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Thương mại Đồng Đăng tại Cao Lộc với diện tích 3.050 m2. Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế diện tích 30.000 m2 và một trung tâm thương mại có diện tích 40.000 m2.

Với Lạng Sơn cần xây dựng đề án phát triển thương mại vùng biên trong đó trọng tâm là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho một số cặp chợ đường biên có lợi thế như: Mốc 23 (Bảo Lâm, huyện Cao Lộc); đầu tư trung tâm thương mại Cốc Nam; Quy hoạch đầu tư 2 khu bảo thuế tại khu vực phụ cận khu kinh tế cửa khẩu Chi Ma và khu vực kinh tế cửa

khẩu Tân Thanh; kho ngoại quan tại Chi Ma nhằm tạo điều kiện cho việc giao dịch xuất khẩu cho hàng nông, lâm, thuỷ hải sản và hàng hoá có lợi thế của các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.

Đầu tư chợ đầu mối nông sản tại Văn Quan; chợ đầu mối thành phố Lạng Sơn. Cải tạo, nâng cấp chợ, khu thương mại phục vụ dân sinh tại mốc 33, Bản Chắt tại Đình Lập.

Quy hoạch thành phố Lạng Sơn và vùng phụ cận nơi có núi Vọng Phu, có Nàng Tô Thị, động Nhất - nhị - Tam Thanh, Khu di tích lịch sử thành Nhà Mạc trở thành khu thương mại du lịch, quá cảnh, tham quan của tỉnh.

Đầu tư kết cấu hạ tầng, xây dựng điểm du lịch nghỉ mát Mẫu Sơn, nơi có khí hậu quanh năm mát mẻ, trong lành, cảnh quan thơ mộng, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào Dao... thành khu du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái, leo núi, thám hiểm và giao lưu văn hoá các dân tộc của tỉnh.

Xây dựng điểm du lịch khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Sơn - Bình Gia, nơi có khu căn cứ cách mạng Bắc Sơn, hệ thống hang động Thẩm Quyến, Thẩm Hai, khu rừng nguyên sinh Mỏ Rẹ với nhiều loại thảm thực vật và động vật quý hiếm... thành điểm du lịch văn hoá - sinh thái hấp dẫn.

Quy hoạch điểm du lịch di tích lịch sử Chi Lăng với cảnh quan núi non, hang động đa dạng thành điểm du lịch văn hoá - lịch sử.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 69 - 71)