Với lợi thế riêng có của mình Lạng Sơn đã và đang trở thành thị trường trung chuyển hàng hoá lớn giữa Việt Nam với Trung Quốc và qua Trung Quốc đi các nước Đông - Tây Âu. Đặc biệt sau khi có những thay đổi cơ bản về cơ chế điều hành xuất nhập khẩu của Chính phủ, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế đều có thể tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá qua biên giới Lạng Sơn càng trở nên sôi động.
Năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 700 triệu USD (trong đó nhập khẩu là 200 triệu USD. Giai đoạn 2001 - 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn Tỉnh giảm mạnh, từ 618,5 triệu USD năm 2001 xuống 229 triệu USD năm 2003; kim ngạch xuất khẩu giảm từ 500 triệu USD (năm 2000) xuống còn 40 triệu USD (năm 2003); kim ngạch nhập khẩu giảm từ 200 triệu USD (năm 2000) xuống còn 189 triệu USD (năm 2003). Từ năm 2003, để tạo điều kiện cho hàng hoá xuất nhập khẩu được thuận lợi, các cơ quan chức năng của Tỉnh luôn có hướng dẫn điều chỉnh phù hợp với thực tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, thương nhân, tránh tình trạng xuất nhập ồ ạt gây ách tắc hàng hoá, một số trạm kiểm soát không cần thiết đã được loại bỏ... Do vậy kim ngạch xuất nhập khẩu đang dần dần ổn định và tăng dần qua các năm; năm 2004 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt
303 triệu USD đến năm 2005 con số này đã tăng lên 380 triệu USD; trong đó xuất khẩu tăng từ 90 triệu USD lên 104 triệu USD, nhập khẩu tăng từ 213 triệu USD lên 276 triệu USD. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2000 - 2005 đạt bình quân 416,8 triệu USD chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của các Tỉnh biên giới với Trung Quốc.
- Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc ngành đạt thấp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2000 chỉ đạt 108,4 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 75,93 triệu USD; nhập khẩu đạt 32,47 triệu USD); năm 2005 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc ngành chỉ đạt 13,6 triệu USD (trong đó xuất khẩu đạt 0,87 triệu USD, nhập khẩu đạt 12,73 triệu USD). Kim ngạch xuất nhập khẩu trên địa bàn Tỉnh giai đoạn 2000 - 2005 bình quân đạt 52,3 triệu USD/ năm.
Biểu đồ 2.2: Tình hình xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2000 - 2005 [33, tr.5] 700 500 200 618.5 412.7 205.8 270.4 115.4 155 229 40 189 303 90 213 380 104 276 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tæng kim ng¹ ch XNK XuÊt khÈu NhËp khÈu
Qua phân tích trên cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu 2 năm trở lại đây tiếp tục có sự tăng trưởng khá nhưng sự tăng trưởng này chủ yếu được thực hiện bởi các doanh nghiệp ngoài địa bàn, các doanh nghiệp, thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Đơn vị tính: triệu USD
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tổng kim ngạch XNK qua địa
bàn 700 618,5 270,4 229 303 380
- Xuất khẩu 500 412,7 115,4 40 90 104
- Nhập khẩu 200 205,8 155 189 213 276
Trong đó kim ngạch XNK các
doanh nghiệp trực thuộc 108,4 112,96 33,097 25,4 20,59 13,6
Nguyên nhân dẫn tới kim ngạch xuất nhập khẩu giảm sút là do có sự biến động mạnh về thị trường trong và ngoài nước, do sự thay đổi chính sách xuất nhập khẩu từ phía Trung Quốc, sự thay đổi cơ chế điều hành của chính phủ. Trong khi đó, các doanh nghiệp còn lúng túng, chưa chủ động nắm bắt thông tin, tìm kiếm thị trường. Việc cắt giảm thuế quan theo tiến trình hội nhập AFTA cũng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất nhập khẩu.
Việc tổ chức thu mua tiêu thụ hàng sản xuất tại địa phương để xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào giá cả thị trường chưa có một chiến lược lâu dài và ổn định. Các mặt hàng thu mua tiêu thụ được trợ cước vận chuyển thường đạt thấp hơn kế hoạch đề ra trong các năm. Các sản phẩm sản xuất chưa có sự bứt phá, vẫn đang ở dạng
cầm chừng, chưa có thị
trường mới.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu đặc biệt là xuất khẩu hàng nông sản, hoa quả của Việt Nam do chưa tiếp xúc hoặc đàm phán trực tiếp được với các doanh nghiệp và đầu mối lớn có nhu cầu xuất khẩu mà đều phải thông qua các doanh nghiệp và thương nhân trung gian của tỉnh biên giới Quảng Tây nên dẫn tới việc ép giá, hạ thấp phẩm cấp hàng hoá, để thu lợi nhuận gây thua thiệt cho doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam.
Hàng hoá xuất nhập khẩu sang Trung Quốc đa dạng về chủng loại. Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chủ yếu là cao su, dầu dừa, thuỷ hải sản đông lạnh và khô, hoa quả tươi, một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng như xà
phòng giặt, bánh kẹo, đồ gỗ dân dụng, gỗ mỹ nghệ... Hàng xuất khẩu của địa phương gồm: Hoa hồi, dầu hồi, nhựa thông, ván sàn tre, quặng sắt, quặng barit,... Mặt hàng xuất khẩu địa phương còn quá ít cả về số lượng và chủng loại, chưa tạo được nguồn hàng lớn, ổn định.
Bảng 2.5: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang Trung Quốc thời kỳ 2000-2005 [33, tr.5]
Chỉ tiêu ĐV T 2000 2001 2002 2003 2004 2005 - Cá khô, cá muối tấn 2.610 11.029, 4 3.091 1.200 1.250 - Nhân hạt điều tấn 18.106, 5 2.003 1.595 1.098,5 956 - Hoa quả tươi các loại
tấn 190.35 8 170.56 3 150.09 1 116.58 6 126.00 0 138.00 0 - Hoa quả khô các loại tấn 82.307 42.953 33.634 39.930 43.000 47.000 - Ván sàn tre m2 5.598 10.224 6.409 15.518 6.500 15.000
- Hoa hồi khô tấn 1.250 1.550 537 362 550 600
Trong đó hàng thu gom chế biến tại địa phương
tr.US
D 13,5 14 13,5 13,3 15 17,25
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất trong nước như gạch chịu lửa, than điện cực, vật tư thiết bị phục vụ công nghiệp dệt, công nghiệp giấy, công nghiệp xi măng, giao thông - vận tải, các loại hoá chất thuốc trừ sâu...
Bảng 2.6: Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung Quốc [33, tr.5]
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Than điện cực 5.597,6 474,6 635 983 1.235 1.262,9 Gạch chịu lửa 3.241 5.636 4.956,7 2836,5 2900 2791,4
Thuốc trừ sâu 5.636,1 220 116 104,5