Phương hướng phát triển dịch vụ thương mạ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 65 - 67)

* Quan điểm phát triển:

Khai thác tối đa lợi thế về vị trí địa lý, kinh tế cửa khẩu của tỉnh để phát triển dịch vụ thương mại và du lịch. Xây dựng thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng và các khu kinh tế cửa khẩu thành các khu kinh tế phát triển năng động, thu hút các hoạt động xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch...

Phát triển dịch vụ thương mại gắn với nông nghiệp và nông thôn, gắn với công nghiệp, làm tăng sức mua của dân cư, kích thích sản xuất phát triển; tạo ra cơ cấu sản xuất và đầu tư năng động hơn, hợp lý hơn.

Phát triển dịch vụ thương mại góp phần thúc đẩy các ngành khác phát triển...

* Mục tiêu phát triển:

Huy động mọi khả năng để phát triển các ngành dịch vụ, nhanh chóng đưa dịch vụ trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh, ngành có tỷ trọng cao nhất trong GDP. Xây dựng cơ cấu kinh tế Lạng Sơn trong thời kỳ 2008 - 2010 là dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng và từ 2015 trở đi sẽ là dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, ngư nghiệp. Đưa giá trị ngành dịch vụ chiếm 44,22% trong GDP vào năm 2010.

Phấn đấu tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 385 triệu USD, năm 2010 đạt 633 triệu USD, tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 13%. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2006 đạt 119 triệu USD và đến năm 2010 đạt 200 triệu USD, mức độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 14%; trong đó xuất khẩu hàng thu gom chế biến của địa phương cả giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 100 triệu USD, với mức độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ này là 6,2%.

Phấn đấu kim ngạch nhập khẩu năm 2006 đạt 226 triệu USD, với nhịp độ tăng trưởng bình quân 13%/ năm và năm 2010 đạt 433 triệu USD.

Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường năm 2006 đạt 3.213 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 mức tăng trưởng bình quân của chỉ tiêu này là 19%/ năm [33, tr.5].

* Định hướng phát triển dịch vụ thương mại

Phát triển mạnh hệ thống thương mại, tiếp tục củng cố lại hệ thống thương nghiệp quốc doanh để lưu thông, phân phối một số mặt hàng như: xăng dầu, muối ăn, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp... ở các huyện, trung tâm cụm xã và xã, hình thành các trung tâm thương mại. Trong giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng và đưa vào hoạt động trung tâm thương mại Đồng Đăng tại Cao Lộc với diện tích 3.050 m2; trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế diện tích 30.000 m2 và một trung tâm thương mại có diện tích 40.000 m2. Bình quân hàng năm, giá trị bán buôn thương nghiệp tăng 15 - 17%, trong đó thương nghiệp bán lẻ tăng khoảng 15 - 16%.

Đầu tư cải tạo, mở rộng, hoàn thiện mạng lưới chợ, đặc biệt các chợ trung tâm thành phố, các thị trấn và khu vực cửa khẩu. Đồng thời, từng bước cải tạo xây dựng và mở rộng hệ thống chợ nông thôn, làm nơi trao đổi, buôn bán hàng hoá thuận lợi cho nông dân. Đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, tập trung đầu tư xây các chợ trung tâm cụm xã, các điểm dân cư tập trung, duy trì tốt chế độ chợ phiên đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá của đồng bào các dân tộc.

Trước mắt, cần nhanh chóng đầu tư hoàn thiện, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng khu vực thành phố Lạng Sơn, thị trấn cửa khẩu Đồng Đăng, Tân Thanh, Hữu Nghị, Chi Ma... hoàn chỉnh hệ thống chợ Đông Kinh, chợ Kỳ Lừa, chợ Đồng Đăng, các trung tâm thương mại Kỳ Lừa, Tân Thanh, Đồng Đăng... Tạo điều kiện mở rộng và phát triển buôn bán với các tỉnh trong nước và với Trung Quốc. Từng bước xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh - Đồng Đăng thành khu kinh tế năng động, phát triển của tỉnh.

Khuyến khích các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu mở chi nhánh đại diện và các đại lý ở ngoài tỉnh để khai thác thêm nguồn hàng xuất khẩu, tìm kiếm khách hàng liên doanh đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.

Khuyến khích phát triển mạng lưới kinh doanh các loại hình dịch vụ như: môi giới buôn bán, dịch vụ khách du lịch và các dịch vụ vui chơi, giải trí...

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 65 - 67)