Hoàn thiện các chính sách tác động đến dịch vụ thương mại và du lịch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 71 - 73)

Nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả của hoạt động dịch vụ thương mại và du lịch cần đề ra và thực hiện tốt các chính sách sau:

- Chính sách thương mại:

Có chính sách đa dạng hoá các hình thức giao lưu kinh tế qua khu vực kinh tế cửa khẩu tạo điều kiện thông thoáng và ưu đãi đối với những hoạt động kinh tế đáp ứng được yêu cầu lợi ích của cả hai bên, thúc đẩy kinh tế hàng hoá và hội nhập kinh tế của mỗi nước, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cần xác định hoạt động giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới bao gồm sự hoạt động trên những lĩnh vực khác nhau như: đầu tư, du lịch, vận tải, chuyển khẩu, các dịch vụ

tài chính, tiền tệ, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh... để từ đó có các chính sách cụ thể về các hoạt động đa dạng đó.

Xây dựng và ban hành cụ thể những quy chế về xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ du lịch. Các quy chế này phải đảm bảo tuân thủ chính sách xuất nhập khẩu chung của cả nước, đúng với các hiệp định mà 2 nước đã ký kết. Đồng thời phải đảm bảo tạo ra một chính sách cơ cấu mặt hàng hợp lý theo hướng giảm tỷ trọng các hàng hoá xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu, hàng thô và tăng nhanh tỷ trọng hàng hoá đã qua chế biến, có giá trị xuất khẩu cao. Ưu tiên nhập khẩu các hàng hoá trang thiết bị, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến.

Có chính sách ưu tiên, ưu đãi hợp lý để khuyến khích khu kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt nhằm tận dụng các lợi thế so sánh của địa phương trong quan hệ kinh tế thương mại. Muốn vậy, cần phải mở rộng, tăng cường quyền tự chủ của tỉnh về các khoản thu ngân sách, về đầu tư, về quyền cấp hạn ngạch xuất khẩu.

- Chính sách thuế:

Đổi mới, bổ sung và sửa đổi chính sách thuế nhất là biểu thuế xuất nhập khẩu, khuyến khích phát triển sản xuất trong nước để xuất khẩu. Biểu thuế phải linh hoạt kịp thời, phát huy được lợi thế so sánh của tỉnh, của đất nước trong quan hệ giao lưu kinh tế giữa Việt Nam - Trung Quốc và với khu vực.

Ưu tiên thuế nhập khẩu với thuế suất bằng thuế suất nhập tư liệu sản xuất đối với các trang thiết bị khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển khách du lịch, vật tư phục vụ du lịch mà trong nước chưa sản xuất được hoặc không đáp ứng được yêu cầu hiện đại hoá cơ sở du lịch theo yêu cầu của du khách. Có chế độ hợp lý về thuế, về giá điện, nước trong kinh doanh khách sạn, rà soát, điều chỉnh phương pháp tính thuế, lệ phí, các hình thức vé có liên quan đến dịch vụ thương mại và du lịch.

- Chính sách đầu tư:

áp dụng các chính sách linh hoạt, ưu đãi đối với các nhà đầu tư. Để thay đổi cơ cấu đầu tư cần phải áp dụng chính sách ưu tiên miễn giảm thuế hoặc không thu thuế có giới hạn đối với các vùng đất khác nhau, các loại hình kinh doanh du lịch mới, ngoài các quy định hiện hành của nhà nước như:

+ Được thuê đất với mức giá thấp nhất trong khung Nhà nước quy hoạch. Riêng đầu tư vào các khu du lịch Mẫu Sơn được miễn tiền thuê đất, tiền sử dụng đất trong suốt thời gian thực hiện dự án.

+ Được hỗ trợ tuyển dụng lao động và hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo lao động đối với các dự án sử dụng lao động tại địa phương.

+ Được tỉnh cam kết đảm bảo tiến độ trong việc đền bù giải phóng mặt bằng để nhà đầu tư thực hiện dự án. Tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư vào khu du lịch Mẫu Sơn.

+ Được hưởng chế độ ưu đãi về thuế và ưu đãi về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ triển khai dự án.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Dịch vụ thương mại và du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn potx (Trang 71 - 73)