Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 1 SỐ GIỐNG HOA HỒNG NHẬP NỘI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU QUẢ SẢN XUẤT HOA HỒNG (Trang 81 - 82)

5.1. Kết luận

Từ các kết quả nghiên cứu trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Khả năng sinh tr−ởng phát triển của 4 giống hoa hồng nhập nội ở thời gian đầu kém hơn giống đối chứng, nh−ng thời gian sau, 3 giống VR12, VR14, VR16 lại có xu thế phát triển v−ợt trội hơn hẳn, đồng thời năng suất và chất l−ợng cũng cao hơn. Hiệu quả kinh tế của 3 giống này cao gấp 1,51 - 1,98 lần so với giống đối chứng, trong đó giống VR12 cho hiệu quả cao nhất. Còn giống VR20 khả năng sinh tr−ởng kém và hiệu quả thấp hơn so với 3 giống trên và giống đối chứng.

2. Các biện pháp điều khiển sinh tr−ởng bằng cơ giới đều làm tăng khả năng sinh tr−ởng, phát triển của cây hoa hồng, dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế cao, gấp 1,52 - 1,88 lần so với đối chứng. Trong đó biện pháp uốn cong và vít gập cành là hiệu quả hơn cả.

3. Sử dụng một số chế phẩm dinh d−ỡng qua lá cho cây hoa hồng đã làm tăng khả năng sinh tr−ởng phát triển của cây, tăng năng suất và chất l−ợng hoa. Hiệu quả kinh tế cao gấp 1,66 - 1,82 lần so với không sử dụng. Trong đó sử dụng chế phẩm Pomior là hiệu quả nhất.

5.2. Đề nghị

1. Trong 3 giống hoa hồng nhập nội đ−ợc đánh giá có khả năng sinh tr−ởng phát triển tốt, năng suất và chất l−ợng cao (VR12, VR14, VR16) đề nghị đ−ợc tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm trên diện rộng để đ−a ra những kết luận đầy đủ và chính xác hơn.

2. Các biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh tr−ởng cho cây hoa hồng bằng cơ giới (uốn, vít) và sử dụng chế phẩm Pomior, đề nghị nghiên cứu thêm trên các thời vụ và các giống khác, để hoàn thiện thành quy trình kỹ thuật áp dụng ngoài sản xuất.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 1 SỐ GIỐNG HOA HỒNG NHẬP NỘI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU QUẢ SẢN XUẤT HOA HỒNG (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)