Ảnh h−ởng của biện pháp cắt tỉa, uốn, vít đến đến động thái bật mầm và tỷ lệ mầm hữu hiệu của cây hoa hồng.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 1 SỐ GIỐNG HOA HỒNG NHẬP NỘI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU QUẢ SẢN XUẤT HOA HỒNG (Trang 61 - 65)

15 30 45 60 CD & ĐK

4.2.1.1. ảnh h−ởng của biện pháp cắt tỉa, uốn, vít đến đến động thái bật mầm và tỷ lệ mầm hữu hiệu của cây hoa hồng.

mầm và tỷ lệ mầm hữu hiệu của cây hoa hồng.

Hoa hồng một lần trồng thu hoa nhiều lần trong nhiều năm, năng suất sản l−ợng của hoa hồng phụ thuộc vào số l−ợng cành trên cây, mà cụ thể phụ thuộc vào số l−ợng mầm ngủ và khả năng bật mầm trên cây. Nh− trên đã trình bày, các mầm bật lên từ d−ới gốc tạo ra cành v−ợt, loại cành này to, sức hóa gỗ kém, hoa nhỏ, Nếu cứ để thu hoa tự nhiên thì chất l−ợng hoa không tốt, trong khi nhu cầu dinh d−ỡng của loại cành này lại rất lớn, sản xuất không hiệu quả. Ngoài ra mỗi khi thu hoa, chỉ có những cành hoa có giá trị

th−ơng phẩm mới đ−ợc cắt đi còn lại các cành vô hiệu (nhỏ, già, sâu bệnh...) vẫn tồn tại trên cây, càng làm hao tổn dinh d−ỡng. Mặt khác dù không có giá trị th−ơng phẩm nh−ng trên các cành này vẫn tồn tại hoa, các hoa này đã sản sinh ra một l−ợng hormone có tác dụng kìm hãm sinh tr−ởng, chuyển xuống tích tụ lại phía d−ới cành, chính l−ợng hormone này đã kìm hãm sự bật mầm ở phía d−ới. Nếu có các biện pháp loại bỏ chất kìm hãm bật mầm và loại trừ −u thế ngọn thì sẽ kích thích sự bật chồi của mầm ngủ. Kết quả theo dõi ảnh h−ởng của các biện pháp cắt tỉa, uốn, vít đến khả năng bật chồi từ các mầm ngủ đ−ợc trình bày ở bảng 4.8 và đồ thị 4.7.

Bảng 4.8: ảnh h−ởng của biện pháp cắt tỉa, uốn, vít đến động thái bật mầm và tỷ lệ mầm hữu hiệu của cây hoa hồng

Số l−ợng mầm sau thời gian tác động (mầm/cây) CTTN 30 ngày 60 ngày 90 ngày 120 ngày 180 ngày Tỷ lệ mầm hữu hiệu (%) CT1 (ĐC) 4,3 5,2 8,2 11,2 16,3 51,6 CT2 (cắt tỉa) 8,3 8,9 16,8 17,6 24,2 50,3 CT3 (uốn) 7,2 8,0 14,2 15,3 21,2 63,9 CT4 (vít) 7,0 7,8 14,0 15,4 21,4 62,8 CV 4,9 4,9 7,1 13,5 11,8 LSD 5% 0,62 0,69 1,78 2,18 2,63

* Về động thái bật mầm: theo dõi động thái bật mầm trên các công thức không những đánh giá đ−ợc khả năng bật mầm của cây, mà còn đánh giá đ−ợc thời gian bật mầm sớm hay muộn. Thời gian đầu số mầm xuất hiện trên các công thức là t−ơng đ−ơng nhau, sự sai khác về số mầm xuất hiện trên các công thức thể hiện rõ sau thời gian tác động 30 ngày.

0.02.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0 0 30 60 90 120

Thời gian theo dừi (ngày)

S l ượ ng m m/cõy CT1 CT2 CT3 CT4

Đồ thị 4.7: ảnh h−ởng của biện pháp cắt tỉa, uốn, vít đến động thái bật mầm của hoa hồng

Số mầm trên các công thức cắt tỉa, uốn, vít đều cao hơn công thức đối chứng, cao nhất là công thức 2 (cắt tỉa) đạt 8,3 mầm/cây, tiếp đến là công thức 3 (uốn) 7,2 mầm/cây và công thức 4 (vít) 7,0 mầm/cây. Nguyên nhân là do ở các công thức đ−ợc cắt tỉa, uốn, vít có sự thông thoáng tốt, tăng độ chiếu sáng đến gốc, kích thích khả năng bật mầm ở các mầm gần gốc.

Số l−ợng mầm xuất hiện trên các công thức cắt tỉa, uốn, vít đều tăng dần theo thời gian và tăng mạnh vào giai đoạn đầu (30 ngày), sau đó số mầm tăng chậm đến giai đoạn 60 ngày, sau 90 ngày số mầm lại tiếp tục tăng. Còn ở công thức đối chứng số l−ợng mầm tăng đều qua các giai đoạn. Sở dĩ có hiện t−ợng này là do hoa hồng có thời gian từ khi bật mầm đến lúc thu hoạch từ 45 - 60 ngày. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào giống, mùa vụ và tình trạng sinh tr−ởng của cây. Khả năng bật mầm phụ thuộc vào thực trạng hiện tại của cây, khi có các tác động bởi một yếu tố nào đó sẽ kích thích mầm bật nhanh, tập trung cùng lúc, nên khi thu hoạch sẽ tập trung. Khi thu hoạch hoa, cành trên cây đ−ợc cắt đi góp phần tạo điều kiện kích thích mầm phát triển, cứ nh− vậy hoa phát triển và đ−ợc thu hoạch tập chung. Điều này không những rất

thuận lợi cho việc thu hoạch sau này mà có tác dụng trong việc điều khiển thu hoạch hoa theo ý muốn.

Trong các công thức cắt tỉa, uốn, vít, số l−ợng mầm ở công thức 2 (cắt tỉa) cao nhất, tính đến thời điểm sau thời gian theo dõi 180 ngày (sau trồng 10 tháng) đạt 24,2 mầm/cây, công thức 3, 4 chỉ đạt từ 21,2 - 21,4 mầm/cây. Nh− vậy ngoài việc tạo độ thông thoáng, tăng ánh sáng chiếu gốc, thì ở công thức cắt tỉa còn có tác dụng phá bỏ chồi ngọn, tạo điều kiện kích thích mầm phát triển.

* Về tỷ lệ mầm hữu hiệu: thực tế cho thấy rằng số l−ợng cành hoa phụ thuộc vào số l−ợng mầm trên cây. Tuy nhiên không phải tất cả các mầm đều trở thành cành hoa, mà chỉ có những mầm hữu hiệu mới có thể trở thành cành hoa và đem lại giá trị th−ơng phẩm. Tỷ lệ mầm hữu hiệu của hoa hồng ngoài vấn đề phụ thuộc vào giống, các điều kiện ngoại cảnh, còn phụ thuộc vào vị trí bật mầm trên cây và biện pháp kỹ thuật tác động. Tính đến thời điểm sau trồng 10 tháng (180 ngày sau tác động), tổng số mầm trên các công thức cắt tỉa, uốn, vít đều cao hơn công thức đối chứng từ 4,9 - 7,9 mầm/cây. Tỷ lệ mầm hữu hiệu cũng cao hơn, cao nhất là công thức 3 (uốn) và công thức 4 (vít) đạt từ 62,8 - 63,9% cao hơn giống đối chứng từ 11,2 - 12,3%. Còn ở công thức 2 (cắt tỉa) mặc dù tổng số mầm hữu hiệu cao hơn các công thức khác, nh−ng tỷ lệ mầm hữu hiệu lại thấp hơn công thức 3 và công thức 4, chỉ đạt 50,3%, t−ơng đ−ơng với đối chứng (51,6%). Có thể nói biện pháp cắt tỉa kích thích mầm bật nhiều, nh−ng số mầm hữu hiệu thấp hơn, do cành bị cắt, khả năng quang hợp của cây bị hạn chế. Còn ở công thức uốn cong và vít gập cành số mầm hữu hiệu cao hơn là do khi cây đ−ợc uốn cong, vít gập cành ra ngoài, tạo độ thông thoáng tăng khả năng thu nhận ánh sáng, kích thích mầm phát triển, đồng thời dinh d−ỡng lại không bị mất đi do trên cành vẫn duy trì đ−ợc bộ lá để quang hợp nuôi cây tạo điều kiện thuận lợi cho mầm sinh tr−ởng, phát triển.

mầm và tỷ lệ mầm hữu hiệu của hoa hồng. Còn khả năng phát triển cành có bị ảnh h−ởng khi áp dụng biện pháp cắt tỉa, uốn, vít không, chúng tôi tiếp tục theo dõi các thí nghiệm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 1 SỐ GIỐNG HOA HỒNG NHẬP NỘI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU QUẢ SẢN XUẤT HOA HỒNG (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)