Tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh của các giống hoa hồng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 1 SỐ GIỐNG HOA HỒNG NHẬP NỘI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU QUẢ SẢN XUẤT HOA HỒNG (Trang 44 - 45)

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1.1. Tỷ lệ cây sống và thời gian hồi xanh của các giống hoa hồng

Tỷ lệ cây sống sau trồng là một trong những yếu tố quan trọng đối với các loại cây trồng nói chung và cây hoa hồng nói riêng. Tỷ lệ sống cao sẽ làm giảm giá thành về giống, đảm bảo độ đồng đều của cây dẫn đến đảm bảo đ−ợc năng suất hoa sau này. Giống có tỷ lệ sống cao và thời gian hồi xanh ngắn là giống thích hợp với điều kiện thời tiết của vùng.

Tỷ lệ sống của cây hoa hồng cao hay thấp phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống, điều kiện ngoại cảnh (độ ẩm, nhiệt độ,...) và biện pháp kỹ thuật.

Thời gian hồi xanh phụ thuộc vào chất l−ợng cây giống, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc.

Tuy nhiên, trong điều kiện bố trí thí nghiệm là t−ơng đối đồng đều, ổn định về điều kiện ngoại cảnh, biện pháp kỹ thuật thì tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào giống.

Theo dõi tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh của các giống hoa hồng, kết quả đ−ợc trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1: Tỷ lệ sống và thời gian hồi xanh của các giống hoa hồng

STT Tên giống Ký hiệu Thời gian hồi

xanh (ngày) Tỷ lệ sống (%) 1 Đỏ Pháp Đ/C 5 93,0 2 Frmirazari VR12 7 90,9 3 Emerald VR14 8 88,5 4 Konfetti VR16 8 89,1 5 Black Magic VR 20 7 82,3 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy:

Tỷ lệ cây sống sau trồng ở các giống nhập đều thấp hơn so với giống đối chứng, nh−ng ở các giống VR12; VR14, VR16 vẫn đạt xấp xỉ 90%, giống VR20 có tỷ lệ sống thấp hơn các giống khác (chỉ đạt 82,3%).

Các giống mới nhập nội đều có thời gian hồi xanh dài hơn giống đối chứng (đỏ Pháp). Tuy nhiên thời gian này không nhiều chỉ từ 2 - 3 ngày. Vì vậy không ảnh h−ởng đến sinh tr−ởng của cây sau này.

Nh− vậy từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy các giống mới nhập nội thích nghi với điều kiện trồng trọt khí hậu vùng t−ơng đối tốt, cụ thể là ở Gia Lâm - Hà Nội (thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng).

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA 1 SỐ GIỐNG HOA HỒNG NHẬP NỘI VÀ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN SINH TRƯỞNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU QUẢ SẢN XUẤT HOA HỒNG (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)