+ Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm bón qua lá trên thế giới
- Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh tr−ởng nh− auxin (1880 - Darwin, 1928 - Went, 1934 - Kogl), gibberellin (1926 - Kurosawa, 1938 - Yabuta), xytokinin (1955 - Miller, Skoog), các chất ức chế sinh tr−ởng nh− axit abxixic (1961 - Liu, Carn, 1963 - Ohkuma, Eddicott), ethylen, các hợp chất phenol... và sử dụng các chất này làm ph−ơng tiện hóa học để điều chỉnh quá trình sinh tr−ởng, phát triển của cây trồng, đ−ợc coi nh− b−ớc đầu tiên sử dụng chế phẩm bón qua lá cho cây trồng [13], [18]. Trong những năm gần đây, nhiều n−ớc trên thế giới nh− Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Thái Lan, Trung Quốc... đã sản xuất và sử dụng nhiều chế phẩm phân bón qua lá có tác dụng làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, không làm ô nhiễm môi tr−ờng nh− : YoGen, Atonik... (Nhật Bản), Organic, Cheer...(Thái Lan), Bloom Plus, Solu Spray, Spray - N - Grow... (Hoa Kỳ), Đặc đa thu, Đặc phong thu, Diệp lục tố... (Trung Quốc)... nhiều chế phẩm đã đ−ợc khảo nghiệm và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam [27].
+ Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón lá ở Việt Nam
Theo Đ−ờng Hồng Dật (2003) [3], bón qua lá phân phát huy hiệu lực nhanh, cây sử dụng chất dinh d−ỡng th−ờng đạt ở mức cao, 90 - 95%, trong khi bón qua đất cây chỉ sử dụng 40 - 50% l−ợng phân bón.
Theo Trần Đại Dũng (2004) [2], tổng diện tích bề mặt lá tiếp xúc với phân bón th−ờng cao hơn 8 - 10 lần diện tích tán cây che phủ, các chất dinh d−ỡng đ−ợc vận chuyển tự do theo chiều từ trên xuống d−ới với vận tốc 30 cm/h, do đó năng lực hấp thu dinh d−ỡng từ lá cũng cao gấp 8 - 10 lần so với khả năng hấp thu từ rễ.
trên các đối t−ợng này còn ch−a nhiều. Một số nghiên cứu khảo nghiệm phân bón lá, Agriconik trên cây hoa hồng và hoa th−ợc d−ợc ở Hà Nội cho thấy: số l−ợng và đ−ờng kính hoa đều tăng so với đối chứng phun n−ớc sạch, còn phun Komix - FL làm tăng số hoa, đ−ờng kính hoa, giữ cho hoa lâu tàn [14].
Xử lý phân bón lá SNG, Atonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh đến giai đoạn sinh tr−ởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu (11% so với đối chứng không phun), tăng năng suất, chất l−ợng, kéo dài tuổi thọ của hoa; còn xử lý SNG và BPF, (nồng độ 10 ml/lít) cho cây hoa cúc lúc bắt đầu ra nụ, đã làm tăng đ−ờng kính hoa lên đáng kể, màu sắc hoa t−ơi hơn, thân lá xanh đậm, cuống hoa to hơn... [15].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [12], cho biết xử lý PBL "Thiên Nông", GA3 "Thiên Nông", kích phát tố "Thiên nông" cho cây hoa cúc CN97 đã ảnh h−ởng tốt đến sinh tr−ởng, phát triển của cây, cho hiệu quả sản xuất gấp 12,3 lần so với đối chứng.
Nghiên cứu ảnh h−ởng của phân bón lá phức hữu cơ Pomior trên các cây hoa cúc, hoa đồng tiền và hoa hồng, Hoàng Ngọc Thuận [22], cho rằng: sử dụng Pomior 0,3% cho cây hoa cúc trong v−ờn −ơm nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào, tỷ lệ sống khi ra ngôi cây con in vitro tăng 35% so với đối chứng phun n−ớc sạch. Cây con mập, sau 10 ngày ra ngôi, tốc độ tăng tr−ởng chiều cao nhanh gấp 1,45 lần. Sử dụng Pomior 0,4% cho cây cúc vàng hè Đà Lạt, kết quả năng suất, chất l−ợng, độ bền hoa cắt, khả năng chống chịu sâu bệnh đều cao hơn đối chứng. Đặc biệt, có thể sử dụng Pomior để bón thúc cho cây hoa cúc mà không phải bón thêm loại phân khoáng nào khác. Trên cây cúc đồng tiền kép, thí nghiệm bón thúc bằng Pomior ở các nồng độ: 0,2%, 0,3%, 0,4% và 0,5% đều cho khả năng sinh tr−ởng và năng suất cao hơn đối chứng. Trên cây hoa hồng Đỏ nhung (Pháp) khi phun Pomior 0,3% cho cây 5 ngày/lần kết quả, năng suất chất l−ợng hoa đều cao hơn, hiệu quả sản xuất tăng gấp 1,27 lần so với đối chứng bón thúc bằng phân khoáng qua rễ (cùng
nền bón lót) [22], [25].
Nếu xét về khía cạnh lành mạnh môi tr−ờng thì phân bón lá, phân vi sinh, và các phân t−ơng tự khác đ−ợc khuyến khích nghiên cứu và đ−a vào sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa lớn trong sự phát triển nông nghiệp bền vững, trong vấn đề an toàn dinh d−ỡng cây trồng.