15 30 45 60 CD & ĐK
4.2. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh tr−ởng cho cây hoa hồng
sinh tr−ởng cho cây hoa hồng
Hoa hồng thuộc loại cây thân gỗ bụi, −u thế sinh tr−ởng đỉnh ngọn không mạnh, các mầm càng gần ngọn sức sinh tr−ởng càng yếu, các mầm càng ở phía d−ới gần gốc sức sinh tr−ởng càng mạnh, những mầm mọc ở phía d−ới đất khi mọc lên sẽ thành cành v−ợt. Những cành v−ợt chất l−ợng hoa không tốt (do cành lớn mức độ hóa gỗ kém, l−ợng n−ớc nhiều, sức hút n−ớc kém). Nh−ng cành v−ợt lại rất thích hợp cho việc tạo thành cành mẹ của cành hoa, bởi số l−ợng và chất l−ợng của cành mẹ là yếu tố quyết định đến số l−ợng và chất l−ợng hoa. Số l−ợng cành mẹ phụ thuộc số l−ợng mầm ngủ, số l−ợng mầm ngủ quyết định bởi đặc tính của giống (có những giống ít cành, có giống nhiều cành), tình trạng sinh tr−ởng của cây, điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc. Các cành hồng sau phát triển không cần có tác dụng kích thích ngoài vẫn có thể phân hóa mầm hoa, trở thành một cành hoa. Nh−ng do ảnh h−ởng của ngoại cảnh và kỹ thuật chăm sóc nên có những cành không ra đ−ợc hoa, có
cành cho hoa không bình th−ờng, hoặc cành quá nhỏ và không đủ độ dài thì không thể trở thành hàng hóa đ−ợc (cành vô hiệu).
Tìm ra biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm tăng số l−ợng, chất l−ợng cành hữu hiệu giảm tỷ lệ cành vô hiệu là yêu cầu cần thiết. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu 2 biện pháp kỹ thuật điều khiển sinh tr−ởng cho cây hoa hồng là điều khiển bằng cơ giới (cắt tỉa, uốn, vít) và bằng các chế phẩm dinh d−ỡng qua lá. Thí nghiệm đ−ợc thực hiện trên giống hoa hồng đỏ Pháp.