Các giám đốc chức năng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam (Trang 42 - 44)

Các giám đốc có các nhiệm vụ và chức năng chủ yếu sau

1. Phát triển và quản lý nhân lực

- Xem xét và đề xuất thuyên chuyển nhân sự nếu có. Đảm bảo kế hoạch đào tạo nhân sự của bộ phận mình được hoàn thành và đáp ứng yêu cầu định ra.

- Thiết lập và thông báo cho nhân viên của mình mục tiêu, các kế hoạch và tiêu chuẩn thực hiện công việc của bộ phận.

- Phối hợp với bộ phận nhân sự để thiết kế và thực hiện chương trình đào tạo kỹ năng để đáp ứng nhu cầu phát triển. Đồng thời xây dựng kế hoạch phát triển tiềm năng nhân viên.

- Duy trì và hỗ trợ kết nối thông tin hai chiều bên trong công ty bao gồm tổ chức gặp gỡ các nhóm, tổ chức sự kiện…

2. Nhiệm vụ liên quan tới chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng

• Đối với giám đốc kinh doanh và tiếp thị:

- Phải triển khai và thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn cho hoạt động của bộ phận Kinh doanh và tiếp thị

- Tối đa hóa hiệu quả của các nguồn lực kinh doanh để đạt được doanh thu và lợi nhuận cao nhất

• Đối với giám đốc điều vận:

- Tổ chức thực hiện quy trình hoạt động dịch vụ theo con đường hiệu quả và chuyên nghiệp nhất. Thường xuyên kiểm soát và nâng cao đẳng cấp cho dịch vụ. Thiết lập quy trình làm việc, kiểm soát, nâng cao chất lượng dịch vụ. Đáp ứng yêu cầu của sản phẩm mới.

• Đối với giám đốc dịch vụ khách hàng:

- Hiểu và phân tích sự duy trì và tăng trưởng của khách hàng, đưa ra các họat động ưu tiên trong dịch vụ khách hàng để nâng cao kết quả đó.

- Duy trì nhận thức về nhu cầu của khách hàng thông qua gọi điện thoại, gặp gỡ.

- Đảm bảo giao lưu thông tin hiệu quả giữa tất cả các nhân viên trong trung tâm liên lạc dịch vụ khách hàng.

3. Thực hiện các chính sách và thủ tục

- Duy trì thông tin thường xuyên về các chính sách và thủ tục của công ty và bộ phận trong bộ phận của mình

- Theo dõi chính sách, thủ tục của các bộ phận khác, tiếp nhận ý kiến phản hồi để tiếp tục hoàn thiện chính sách, thủ tục của bộ phận mình cũng như công ty.

4. Kiểm soát chi phí

- Thiết lập ngân quỹ rõ ràng, cụ thể và phê duyệt ngân quỹ hàng năm. Kiểm soát chi phí phải gắn liền với chính sách về tài chính và kế hoạch hiện có. Đánh giá nhà cung ứng một cách đều đặn, luôn luôn tìm kiếm nhà cung ứng tốt hơn.

5. Thực hiện kế hoạch chiến lược

- Tư vấn các vấn đề liên quan đến chức năng công việc của mình cho kế hoạch kinh doanh của công ty, khu vực, tập đoàn. Triển khai kế hoạch theo mục đích ưu tiên, quản lý sự thay đổi

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w