Việt Nam ngày càng gay gắt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh, trong đó có nhiều doanh nghiệp uy tín và tên tuổi lớn, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành chuyển phát nhanh nội địa và quốc tế. Mỗi doanh nghiệp có những lợi thế riêng để tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp quốc tế lớn có năng lực giỏi về công nghệ, có ưu thế về chất lượng cao cấp của dịch vụ sẽ thâm nhập thị trường, còn các doanh nghiệp nhỏ sinh sau thì có ưu thế về tính linh hoạt, năng động, thích nghi nhanh với thị trường biến động và giá cả thấp. Các doanh nghiệp này tham gia thị trường gây ra tác động tranh giành thị phần mạnh mẽ, tạo nên một thị trường chuyển phát nhanh vận động náo nhiệt. Nếu một doanh nghiệp nào không có năng lực gì nổi bật
CT năng lực cạnh tranh đánh giá thường xuyên Mục tiêu cạnh tranh
Chỉ tiêu thị trường Chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu năng lực cạnh tranh Chỉ tiêu Chỉ tiêu
đánh giá trong dài hạn Thị trường Tài chính
CT thoả mãn của KH CT Sự linh hoạt CT sản lượng
CT năng lực cạnh tranh CT Sự thỏa CT Sự Chỉ tiêu
đánh giá định kỳ mãn của KH linh hoạt sản lượng
CT Vòng quay tgian CT về sự lãng phí
CT Chất lg CT Chất lg CT Vòng quay CT về sự phục vụ vận chuyển thời gian lãng phí
CT chất lượng phục vụ CT Chất lượng vận chuyển
(Nguồn: Hệ thống thước đo năng lực cạnh tranh, Công ty DHL Thụy Điển)
- Lợi nhuận
- LNtrên doanh thu - LN trên tài sản - Sản lượng vận chuyển - Doanh thu/chi phí - Thị phần (%) - Vị thế và uy tín trên TT - Số khách hàng duy trì - Vận chuyển đúng giờ vào thời kỳ đặt hàng cao điểm - % KH trung
thành
- Số lời phàn nàn
- % chuyến hàng ko trục trặc - % DV đáp ứng nhu cầu riêng biệt - Khả năng đáp ứng mong đợi của KH
- TGian hàng vận động/ tổng thời gian transit time
- Chi phí kiểm tra và quản lý - Chi phí làm lại (do than phiền của KH)
- % chuyến hàng đúng giờ - đúng địa điểm
- % chuyến hàng đúng giờ chuyển đi
THƯỚC ĐO BÊN NGOÀI
THƯỚC ĐO BÊN TRONG
hoặc không có hành đỗng nỗ lực nào để duy trì sự cạnh tranh có thể sẽ phải rút lui khỏi thị trường. Tình hình cạnh tranh của dịch vụ chuyển phát nhanh trên thị trường Việt Nam ngày càng gay gắt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, buộc các doanh nghiệp chuyển phát nhanh phải nâng cao năng lực cạnh tranh một cách nhanh chóng mới có thể có chỗ đứng vững trên thị trường hiện tại và tương lai.
1.3.2. Yêu cầu của người sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh ngày càng cao
Khách hàng sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh chủ yếu là các doanh nghiệp nhằm phục vụ hoạt động vận chuyển trong kinh doanh. Các khách hàng doanh nghiệp cũng phải tham gia vào cuộc cạnh tranh trong ngành mình, đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng từ nhiều phía, nhất là sau khi mở cửa hội nhập. Do đó càng ngày họ càng có nhu cầu cao hơn về việc giảm giá cước và tăng chất lượng dịch vụ chuyển phát nhanh do giá cước ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh và chất lượng dịch vụ thì ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của họ.
Yêu cầu của người sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh ngày càng cao và đa dạng, do đó các doanh nghiệp muốn thỏa mãn được mong đợi của khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh cần có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng, giảm chi phí dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
1.3.3. Việt Nam là thị trường có tiềm năng phát triển lớn sau khi gia nhập WTO
Chính sách kinh tế được điều chỉnh thông thoáng hơn sau khi hội nhập giúp hoạt động kinh doanh giao thương được dễ dàng, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh quốc tế giảm được thời gian thực hiện các thủ tục kiểm soát tại cửa khẩu quốc tế, giảm chi phí hành chính, có môi trường rộng mở hơn và thuận lợi hơn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
Tiếp cận được với thị trường thế giới, doanh nghiệp chuyển phát nhanh có cơ hội được tiếp cận với các tập đoàn lớn, các công ty quốc tế để lôi kéo họ trở thành khách hàng lớn của mình. Khách hàng lớn cho dịch vụ chuyển phát nhanh
tăng lên, đầu tư cơ sở hạ tầng được cải thiện giúp cho năng lực vận tải phát triển, các công ty chuyển phát nhanh có cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh ra quốc tế, tìm kiếm cơ hội khách hàng tiềm năng hơn, đem lại khả năng cạnh tranh tương lai lớn hơn.
Nói chung, Việt Nam gia nhập WTO đem lại nhiều cơ hội rộng mở cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh, các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và khai thác các cơ hội phát triển tại thị trường tiềm năng này.
Tóm lại, chương I đã trình bày khái quát về cạnh tranh, vai trò của cạnh tranh đối với mọi thành viên trong nền kinh tế cũng như các quan điểm về năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở đó, chương I tập trung nghiên cứu về phương pháp phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh. Phương pháp phân tích bao gồm cả phân tích những ảnh hưởng quyết định của các nhân tố bên trong doanh nghiệp và phân tích những ảnh hưởng thuận lợi, bất lợi của các nhân tố khách quan bên ngoài đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Phương pháp luận phục vụ phân tích năng lực cạnh tranh là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp có những đánh giá đúng đắn và toàn diện về những thuận lợi, bất lợi, vị thế của mình, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp để giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường. Dựa trên phương pháp luận đưa ra tại chương I, đề tài phân tích về các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tại chương tiếp theo.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN
PHÁT NHANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM