Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty TNT-Vietrans trong cung ứng sản phẩm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam (Trang 75 - 78)

ứng sản phẩm chuyển phát nhanh thông qua các chỉ tiêu phản ánh năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá bằng các thước đo, bằng một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Để có thể đánh giá đầy đủ nhất, các chỉ tiêu này phải phản ánh đúng năng lực cạnh tranh và phải được đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Trong phạm vi tư liệu có được, đề tài chỉ phân tích các chỉ tiêu quan trọng và nổi bật nhất.

2.2.3.1. Chỉ tiêu về thị trường

Đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua chỉ tiêu thị trường bao gồm phân tích tình hình thị phần của doanh nghiệp cùng với các đối thủ cạnh tranh quan trọng trên thị trường, phân tích vị thế uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, số lượng khách hàng cơ bản của doanh nghiệp.

Về thị phần:

Theo số liệu của phòng kinh doanh và tiếp thị của công ty TNT-Vietrans, các tài liệu tham khảo phân tích ngành chuyển phát nhanh Việt Nam, ta có số liệu về thị phần chuyển phát nhanh quốc tế được thể hiện qua hình sau:

Trên tổng thể, DHL vẫn chiếm thị phần lớn nhất của chuyển phát nhanh quốc tế tại Việt Nam với 1/3 miếng bánh thị trường. Với tiềm lực mạnh hơn hẳn về cả tài chính, cơ sở vật chất, chủng loại và chất lượng dịch vụ, DHL hiện đang có năng lực cạnh tranh lớn nhất, đe dọa mạnh nhất tới công ty TNT.

(Nguồn: Phòng kinh doanh và tiếp thị)

Hình 2.12: Hình 2.13:

Thị phần thị trường CPN quốc tế 2003 Thị phần thị trường CPN quốc tế 2007

Thị phần của TNT đã tăng từ 12% năm 2003 lên mức 20% năm 2007, đồng thời công ty FedEx cũng tăng với mức tương tự. Thị phần của công ty EMS lại giảm dần do chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế và ngành chuyển phát nhanh ngày càng dỡ bỏ hết những rào cản độc quyền của Bưu chính Việt Nam. Như vậy đặt trong tương quan với các đối thủ khác, vị trí thị phần của công ty đã có những biến chuyển tích cực, chiếm lĩnh được lượng khách hàng lớn hơn đối thủ. Điều này chứng tỏ khách hàng thỏa mãn với dịch vụ của TNT đã tăng lên, số lượng sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh cao cấp và khả năng chấp nhận giá ngày càng cao. Vẫn chịu sức ép chia sẻ thị phần mạnh mẽ từ DHL và FEDEX nhưng công ty TNT- Vietrans đã có những bước đi phù hợp làm cho năng lực cạnh tranh được nâng cao.

Xét trên thị trường chuyển phát nhanh nội địa, thị phần của công ty còn rất nhỏ bé. Từ 2004 đến nay, mỗi năm công ty TNT-Vietrans vận chuyển được khoảng 60.000 lô hàng và tài liệu chuyển phát nhanh nội địa (Nguồn: phòng kinh doanh công ty TNT-Vietrans), trong khi công ty EMS đã chuyển được 12.344.000 bưu kiện và tài liệu chuyển phát nhanh nội địa trong năm 2005. Như vậy năng lực cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực chuyển phát nhanh nội địa còn hạn chế.

Về vị thế uy tín trên thị trường.

So với các đối thủ cạnh tranh, vị thế về uy tín công ty TNT-Vietrans trên thị trường là khá tốt và vững vàng.. Công ty đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990, có mối quan hệ tốt với các khách hàng, đồng thời thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn SA8000 (Hệ thống trách nhiệm xã hội), , IiP (Nhà đầu tư vào con người)… Công ty EMS có được uy tín trên thị trường dựa trên uy tín của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, đồng thời độc quyền một thời gian dài nên công ty này được biết đến nhiều hơn trên thị trường nội địa. Tuy nhiên uy tín của công ty TNT-Vietrans một phần

do nỗ lực thâm nhập thị trường, một phần do hưởng uy tín của tập đoàn TNT trên toàn cầu, do đó công ty TNT-Vietrans được các khách hàng là doanh nghiệp nước ngoài biết đến nhiều hơn, như vậy có ưu thế về năng lực cạnh tranh hơn trong- hội nhập.

Về số khách hàng cơ sở

Khách hàng cơ sở hay khách hàng duy trì phản ánh số khách hàng bền vững của doanh nghiệp. Số lượng khách hàng cơ sở của TNT-Vietrans đã tăng gấp hơn 10 lần từ 1090 năm 2003 lên 13740 năm 2007, tuy nhiên số lượng khách hàng của DHL là 20100 vẫn cao hơn gấp rưỡi của TNT-Vietrans. Như vậy, công ty đã khai thác khách hàng tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh, tuy nhiên vẫn cần phát triển khách hàng mạnh hơn.

2.2.3.2. Chỉ tiêu về tài chính

Các chỉ tiêu về tài chính không chỉ phản ánh “sức khỏe” của hoạt động kinh doanh mà còn phản ánh “sức khỏe” cạnh tranh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Về lợi nhuận

Lợi nhuận của công ty có biểu hiện tích cực, lợi nhuận tăng trưởng cao, so với năm 2004 thì mức lợi nhuận năm 2007 tăng gấp 2,3 lần. Lợi nhuận tăng chứng tỏ công ty có hoạt động hiệu quả trên tổng thể, năng lực cạnh tranh có tăng lên. Nguồn lợi nhuận tăng liên tục cho phép công ty bổ sung nguồn lực tài chính để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chất lượng dịch vụ, có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh. (Hình 2.8)

Tuy nhiên chất lượng của sự tăng trưởng này cần phải phân tích thêm.

Doanh thu trên một đơn vị trọng lượng có xu hướng ổn định, dao động từ 14,1 đến 14,6 USD/kg và giảm nhẹ, như vậy công ty tăng doanh thu không phải do cách thức giảm mức giá trung bình để lôi kéo khách hàng mà bằng chất lượng dịch vụ và

các hình thức dịch vụ khách hàng khác, việc chấp nhận giá của khách hàng ngày càng cao hơn.

Bảng 2.8: Doanh thu trung bình mỗi kg và mỗi lô hàng

Đơn vị 2004 2005 2006 2007

Doanh thu/kg USD/kg 14.6 14.13 14.16 14.21

Doanh thu/lô hàng

USD/lô 53.0 55.54 54.63 55.96

(Nguồn: tính toán của tác giả)

Tỷ suất lợi nhuận của công ty từ 8 đến 8,6% và giữ ổn định qua các năm. Đây là một tỷ suất lợi nhuận cao, nghĩa là cứ bỏ ra doanh thu 100 sẽ thu về được 8,6. Dịch vụ chuyển phát nhanh của TNT thuộc dịch vụ cao cấp, việc định giá cho sản phẩm có thể cao hơn nhiều chi phí bỏ ra nên tỷ suất lợi nhuận khá cao. Các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao hơn mức trung bình trong ngành thường có năng lực cạnh tranh cao tốt do hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cao và uy tín thương hiệu cao, khả năng cạnh tranh cao hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(142 trang)
w