Phân tích các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh quốc gia và quốc tế ảnh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam (Trang 25)

tế ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh

Thể chế Nhà nước và khung luật pháp.

Môi trường thể chế thiết lập nên khuôn khổ mà trong đó các cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ tác động qua lại với nhau để tạo ra thu nhập và sự giàu có cho nền kinh tế. Yếu tố quan trọng nhất trong thể chế Nhà nước là khung khổ luật pháp, nhất là hệ thống luật pháp kinh tế. Nếu hệ thống luật pháp hướng tới thị trường và cạnh tranh lành mạnh thì sẽ tạo ra cơ sở thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trong lĩnh vực chuyển phát nhanh tại Việt Nam, các vấn đề ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chuyển phát nhanh là các quy định của Chính phủ về dịch vụ bưu chính, dịch vụ vận tải, các quy định về hải quan, an ninh hàng không, các quy định về tài chính liên quan đến thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp… Mọi doanh nghiệp chuyển phát nhanh đều phải hiểu biết và tuân thủ các quy định luật pháp này để kinh doanh ổn định lâu dài và có uy tín tốt trên thị trường Việt Nam. Đặc biệt là các quy định về thủ tục hải quan và an ninh ảnh hưởng rất quan trọng đến các doanh nghiệp chuyển phát nhanh, có thể gây ra bất lợi hay thuận lợi do họ liên tục phải thực hiện những quy định đó như là một phần công việc kinh doanh của mình. Nếu hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, gọn nhẹ và có sức mạnh sẽ làm mất nhiều thời gian, làm tăng chi phí kinh soanh và giảm chất lượng dịch vụ, gây ra bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh chuyển phát nhanh để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng quốc gia quyết định đến khả năng phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Trong đó, đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh, mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông và thông tin liên lạc phát triển sẽ làm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả hơn. Mạng lưới giao thông phát triển làm giảm thời gian và tăng tính tiện lợi, an toàn trong vận tải, mạng lưới thông tin phát triển cho phép dòng thông tin được chuyển đi nhanh chóng thông suốt, khả năng kiểm soát quy trình vận tải tốt hơn, do đó chất lượng cung ứng dịch vụ cao hơn, nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng và cạnh tranh. Đồng thời các quyết định về cạnh tranh của nhà quản lý sẽ được đưa ra trên cơ sở có đầy đủ thông tin cần thiết và phù hợp. Ngược lại, cở sở hạ tầng kém sẽ làm hạn chế khả năng phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chuyển phát nhanh.

Các yếu tố kinh tế vĩ mô có thể tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc đe dọa đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Rõ ràng một doanh nghiệp không thể đưa ra một quyết định kinh doanh chính xác khi mức lạm phát của nền kinh tế lên tới hàng chục, hoặc hệ thống tài chính quốc gia không thể kiểm soát, hoặc lãi suất cho vay đầu tư tăng quá cao so với tỷ suất lợi nhuận…

Một quốc gia có nền kinh tế vĩ mô vững chắc và ổn định, thu nhập của người dân và doanh nghiệp ngày càng tăng, đời sống càng cao thì nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao cấp sẽ tăng lên, khả năng chi trả cho các dịch vụ này cũng lớn hơn. Chuyển phát nhanh với vai trò là một loại hình dịch vụ vận tải cao cấp có cơ hội để phát triển nhanh chóng, các doanh nghiệp chuyển phát nhanh khai thác thị trường vận tải tiềm năng và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Thu nhập và khả năng chi tiêu của người dân thể hiện qua các chỉ tiêu về tổng sản lượng trong nước và tốc độ tăng trưởng của chúng, thu nhập bình quân đầu người, lượng vốn đầu tư….

Sự phát triển của khoa học công nghệ

Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển với tốc độ nhanh chóng. Một quốc gia sở hữu nhiều tài sản kiến thức và sử dụng công nghệ thông tin rộng rãi là nền tảng tốt cho doanh nghiệp cập nhật công nghệ mới, nâng cao năng suất – chất lượng dịch vụ một cách nhanh chóng, triển khai công nghệ thuận lợi, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngược lại, quốc gia có tiềm năng công nghệ thông tin còn hạn chế thì khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại của doanh nghiệp sẽ kém hơn, đồng thời việc triển khai công nghệ hiện đại hơn cũng mất nhiều chi phí và khó khăn hơn, làm hạn chế khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Để đảm bảo tính an toàn và chính xác trong vận chuyển, công nghệ thông tin là yếu tố rất quan trọng, do đó các doanh nghiệp chuyển phát nhanh bị ảnh hưởng lớn bởi sự phát triển khoa học công nghệ quốc gia.

Doanh nghiệp chuyển phát nhanh chịu ảnh hưởng nhiều từ môi trường kinh doanh quốc tế. Các biến động về nhu cầu vận tải trên thế giới, các hiệp định được ký kết giữa các quốc gia có thể đem lại cơ hội mở rộng kinh doanh mạnh mẽ song cũng có thể mang đến khả năng suy giảm kinh doanh. Ví dụ như việc tăng giá xăng dầu làm tăng chi phí vận tải chuyển phát nhanh, còn Công ước chung của ASEAN được ký kết lại tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường kết nối hệ thống vận tải giữa các nước.

1.2.4. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh

Một hệ thống chỉ tiêu khoa học và đầy đủ phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể xác định được đúng đắn vị trí của mình trên thị trường so với đối thủ, các hạn chế trong năng lực cạnh tranh cũng như các điểm quan trọng có thể đã bị bỏ qua… Qua đó nhà quản lý có thể kiểm soát tình hình năng lực cạnh tranh một cách thường xuyên để đưa ra biện pháp cạnh tranh kịp thời, hiệu quả. Công ty DHL đã đưa ra mô hình “Kim tự tháp năng lực cạnh tranh” (Hình1.4), trong đó các “viên gạch” ở bậc trên của kim tự tháp được đánh giá trong thời gian dài hạn hơn các “viên gạch” bậc dưới nó và là kết quả của các “viên gạch” bậc dưới tạo nên. Các thước đo để đánh giá là thước đo bên ngoài (Thước đo các chỉ số do các yếu tố bên ngoài quyết định, thường là yếu tố khách hàng) và thước đo bên trong (thước đo các chỉ số do các yếu tố nguồn lực bên trong doanh nghiệp quyết định). Mô hình này có sự tiếp cận khá toàn diện với các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của DHL cũng như doanh nghiệp chuyển phát nhanh khác. Tuy nhiên do dịch vụ có tính chất vô hình nên có nhiều khó khăn trong việc xác định các chỉ tiêu định lượng của chúng. Trên cơ sở tài liệu tham khảo của công ty TNT, DHL, đề tài đưa ra cơ sở lý luận về các chỉ tiêu như sau, trong đó việc đánh giá các chỉ tiêu đặt trong tương quan với đối thủ cạnh tranh và có thể thông qua cả thước đo định tính và định lượng:

1.2.4.1. Chỉ tiêu về thị trường

Chỉ tiêu về thị trường là các chỉ tiêu cho ta biết về kết quả của những nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty nhằm đạt được vị thế cao hơn đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chỉ tiêu này được xác định thông qua khách hàng trên thị trường. Chỉ tiêu về thị trường có nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng có một số chỉ tiêu quan trọng sau:

- Thị phần: Thị phần của doanh nghiệp đối với dịch vụ chuyển phát nhanh là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp đó với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh trên thị trường trong một thời kỳ nhất định. Thị phần thể hiện tương quan khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp so với đối thủ. Doanh nghiệp có thị phần càng cao thể hiện doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh lớn và ngược lại. Đồng thời, doanh nghiệp có thị phần lớn hơn đối thủ cạnh tranh chứng tỏ năng lực cạnh tranh tốt hơn, sử dụng nguồn lực cạnh tranh hiệu quả hơn và thỏa mãn được nhu cầu của nhiều khách hàng hơn đối thủ cạnh tranh của mình.

- Vị thế và uy tín trên thị trường: là một chỉ tiêu định tính, xác định dựa trên tên tuổi, uy tín thương hiệu mà doanh nghiệp đang có. Chỉ tiêu này rất quan trọng với doanh nghiệp chuyển phát nhanh, tuy nhiên khó xác định chính xác do nó phụ thuộc lớn vào cảm nhận của khách hàng. Vị thế và uy tín có thể được đánh giá thông qua số năm hoạt động, phạm vi hoạt động, giá trị của thương hiệu… Trong ngành chuyển phát nhanh, công ty có uy tín cao hơn đối thủ cạnh tranh sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn và khả năng tăng trưởng khách hàng tốt hơn.

1.2.4.2. Chỉ tiêu về tài chính

Chỉ tiêu về tài chính đem lại khả năng đánh giá hiệu quả của những quyết định, chiến lược cạnh tranh dựa trên các biểu hiện về tài chính. Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận… đều chỉ là những con số song nó thể hiện “sức khỏe” của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có các chỉ số tài chính tốt hơn đối thủ cạnh tranh thì phải

quản lý chi phí tốt hơn, chất lượng dịch vụ cao hơn, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng tốt hơn, qua đó tăng sản lượng bán hàng, tăng khách hàng, từ đó tăng lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận. Như vậy doanh nghiệp có chỉ số tài chính tốt hơn thì sẽ có khả năng cạnh tranh tốt hơn, đồng thời có cơ sở tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.

Chỉ tiêu về tài chính bao gồm chỉ tiêu lợi nhuận, lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tài sản và nhiều chỉ số liên quan. Tỷ suất lợi nhuận cao hơn thể hiện sản phẩm đem lại giá trị gia tăng nhiều hơn, chi phí thấp hơn. Các chỉ tiêu này của doanh nghiệp cao hơn đối thủ cạnh tranh sẽ thể hiện doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn.

1.2.4.3. Chỉ tiêu về sự thỏa mãn của khách hàng

Chỉ tiêu này nói lên doanh nghiệp đáp ứng mong đợi của khách hàng đến mức độ nào và có đáp ứng khách hàng tốt hơn đối thủ cạnh tranh không. Sự thỏa mãn của khách hàng quyết định sự lựa chọn hãng cung ứng mà họ sẽ sử dụng và khả năng quay lại sử dụng dịch vụ lần tiếp theo. Chỉ tiêu này không thể do ý kiến chủ quan của doanh nghiệp quyết định mà được đánh giá thông qua ý kiến phản hồi của khách hàng. Nếu sự thỏa mãn của khách hàng với dịch vụ của doanh nghiệp càng cao thể hiện doanh nghiệp đã năng động hơn trong nắm bắt tâm lý và nhu cầu khách hàng, chất lượng phục vụ khách hàng tốt hơn, do đó năng lực cạnh tranh cao hơn.

Chỉ tiêu về sự thỏa mãn của khách hàng gồm các chỉ tiêu như tỷ lệ khách hàng trung thành, số lời phàn nàn nhận được từ khách hàng… Tỷ lệ khách hàng trung thành cao, nhận được ít phàn nàn về dịch vụ thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao.

1.2.4.4. Chỉ tiêu về sự linh hoạt

Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sẵn sàng cung ứng dịch vụ cốt lõi trong điều kiện bình thường và khả năng phản ứng với sự biến động về khối lượng nhu cầu

vận chuyển. Nếu nhu cầu vận chuyển tăng đột biến và doanh nghiệp không thể sắp xếp điều chỉnh kịp để đáp ứng tất cả nhu cầu trong khi đối thủ cạnh tranh lại làm tốt hơn, như vậy thể hiện công ty đã góp phần làm tăng uy tín và vị trí của đối thủ, do đó có năng lực cạnh tranh kém hơn.

1.2.4.5. Chỉ tiêu về sản lượng

Chỉ tiêu này cung cấp thông tin về hiệu quả sử dụng các nguồn lực và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Khối lượng vận chuyển cao, số lô hàng vận chuyển được nhiều hơn đối thủ cạnh tranh trước hết thể hiện cơ hội có lợi nhuận cao hơn, đồng thời chỉ ra rằng doanh nghiệp có nhiều khách hàng hơn, bán hàng tốt hơn, năng suất cung ứng dịch vụ tốt hơn, do đó phản ánh năng lực cạnh tranh tốt hơn.

Chỉ tiêu về sản lượng gồm các chỉ tiêu về khối lượng hàng hóa, số đơn vị hàng hóa vận chuyển được, doanh thu/chi phí… Chỉ tiêu này càng cao phản ánh nỗ lực cạnh tranh càng hiệu quả.

1.2.4.6. Chỉ tiêu về chất lượng phục vụ và chất lượng vận chuyển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai chỉ tiêu này cho biết sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng mong đợi của khách hàng đến mức độ nào. Chất lượng phục vụ và chất lượng vận chuyển thường được doanh nghiệp đánh giá qua việc thực hiện các tiêu chuẩn sẵn có của sản phẩm đến mức độ nào, như là % chuyến hàng đúng giờ cam kết, % chuyến hàng không trục trặc… Nhưng đối với khách hàng, họ có thể coi chất lượng phục vụ và chất lượng vận chuyển là như nhau, do đó trước hết cần quan tâm đến đánh giá về dịch vụ của khách hàng, có thể mọi tiêu chuẩn sản phẩm đã được thực hiện nhưng khách hàng lại phàn nàn không tốt về chất lượng thì cần phải xem xét lại, có thể thái độ phục vụ đã làm khách hàng không hài lòng. Nói chung, chất lượng vận chuyển được thực hiện theo tiêu chuẩn tốt hơn và khách hàng hài lòng hơn về chất lượng dịch vụ thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt hơn đối thủ.

1.2.4.7.Chỉ tiêu về vòng quay thời gian và chỉ tiêu về mức độ lãng phí

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng quản lý nguồn thời gian, giảm chi phí cho những thời gian hoạt động, nguồn lực không tạo thêm giá trị cho sản phẩm. Vòng quay thời gian là chỉ tiêu phản ánh khả năng doanh nghiệp vận chuyển được khối lượng hàng hóa nhiều hay ít trong cùng một thời gian, với năng lực hiện có của mình và so với các đối thủ cạnh tranh. Chỉ tiêu này khó đánh giá do tính vô hình của dịch vụ, liên quan đến các hoạt động trong quy trình chuyển phát nhanh. Khả năng quản lý chi phí và kiểm soát sự lãng phí cũng phản ánh được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp kiểm soát được sự lãng phí tốt hơn, giảm giá thành sản phẩm thì khả năng cạnh tranh về giá sẽ tốt hơn và năng lực cạnh tranh cao hơn.

1.3. SỰ CẦN THIẾT NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH TNT-VIETRANS TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình cạnh tranh của dịch vụ chuyển phát nhanh trên thị trường Việt Nam ngày càng gay gắt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam ngày càng gay gắt, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh, trong đó có nhiều doanh nghiệp uy tín và tên tuổi lớn, có kinh nghiệm lâu năm trong ngành chuyển phát nhanh nội địa và quốc tế. Mỗi doanh nghiệp có những lợi thế riêng để tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp quốc tế lớn có năng lực giỏi về công nghệ, có ưu thế về chất lượng cao cấp của dịch vụ sẽ thâm nhập thị trường, còn các doanh nghiệp nhỏ sinh sau thì có ưu thế về tính linh hoạt, năng động, thích nghi nhanh với thị trường biến động và giá cả thấp. Các doanh nghiệp này tham gia thị trường gây

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam (Trang 25)