Các nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam (Trang 92)

1. Thủ tục hải quan cho hàng hóa chuyển phát nhanh quốc tế gặp khó khăn, phiền hà do các quy định cứng nhắc, quy trình kiểm hóa mất nhiều thời gian và thường không nhận được tinh thần hợp tác từ nhân viên hải quan. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho hàng hóa bị tăng thời gian chờ tại cảng hàng không, bị chậm chuyến bay hoặc nhỡ chuyến tại trạm trung chuyển khác của TNT. Công ty cũng chưa có biện pháp tạo mối quan hệ, hợp tác với cơ quan hải quan nên việc lưu chuyển hàng hóa còn chậm trễ, không đảm bảo đúng thời gian chuyển phát quy định.

2. Chuyển phát nhanh nội địa phụ thuộc quá nhiều vào đường vận chuyển hàng không độc quyền của hãng Vietnam Airlines. Nguyên nhân gây ra sức cạnh tranh kém của chuyển phát nhanh nội địa là sự chậm trễ và giá cước. Tỷ lệ nhỡ chuyến, chậm giờ của Vietnam Airlines là 12%, công ty này có số lượng đội bay ít, đầu tư cơ sở hạ tầng sân bay còn chậm, số lượng máy bay lớn chưa nhiều, các sân bay trong nước còn lạc hậu, công nghệ kiểm soát không lưu còn kém… gây ra chậm trễ trong vận chuyển hàng hóa. Một thực tế là công ty này vận chuyển hành

khách là chủ yếu (80%), khối lượng vận chuyển hàng hóa còn nhỏ, khi quá tải có thể bỏ lại các lô hàng hóa chuyển phát nhanh, gây ảnh hưởng đến thời gian chuyển phát. Do độc quyền trong hàng không nội địa, giá cước vận tải của Vietnam Airlines còn cao, gây khó khăn trong xây dựng giá cước cho sản phẩm chuyển phát nhanh nội địa.

3. Cơ sở hạ tầng giao thông lạc hậu và chưa đồng bộ. Lưu lượng vận chuyển trên các tuyến đường bộ còn kém, hạ tầng giao thông không quy hoạch thống nhất, gây ra ách tắc trong nội thành, trên quốc lộ làm thay đổi thời gian kế hoạch của hành trình, tăng chi phí nhiên liệu cho phương tiện. Do đó, không những chuyển phát nhanh nội địa mà chuyển phát nhanh quốc tế cũng thường bị trễ giờ: trễ giờ khi chuyển hàng ra sân bay và trễ giờ khi chuyển hàng nhập từ nước ngoài đến nơi nhận cho khách hàng trong nước. Cơ sở hạ tầng hàng không của Việt Nam cũng còn lạc hậu và khả năng vận tải hạn chế (Xem phụ lục 3) Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho phát triển dịch vụ vận tải và nhiều ngành dịch vụ khác, tuy nhiên hiện nay nó đang là nguyên nhân gây hạn chế năng lực cạnh tranh của TNT-Vietrans nói riêng và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nói chung.

4. Giá nhiên liệu đầu vào của công ty liên tục tăng

Nhiên liệu là chi phí chủ yếu cho hoạt động vận tải, do đó cũng là khoản chi phí chính trong hoạt động kinh doanh. Do thị trường nhiên liệu thế giới có nhiều biến động, nhu cầu nhiên liệu tăng cao nên các nhà cung ứng nhiên liệu không ngừng tăng giá. Điều này làm cho giá cước dịch vụ tăng, phụ phí xăng dầu tăng, gây ra tác động nhất định làm khách hàng dè dặt hơn khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, cạnh tranh qua giá cũng trở nên khó khăn hơn. Điều này gây hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, cả sản phẩm chuyển phát nhanh nội địa và quốc tế.

Tóm lại, chương II đã giới thiệu tổng quát những thông tin và đặc điểm quan trọng của công ty TNT-Vietrans có liên quan đến năng lực cạnh tranh. Chương

II đã phân tích về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài nhằm tìm ra những ảnh hưởng thuận lợi, bất lợi đến năng lực cạnh tranh và khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Chương này cũng đi vào tìm hiểu các biện pháp mà công ty TNT-Vietrans đã thực hiện để nâng cao vị thế cạnh tranh và tiến hành đánh giá năng lực cạnh tranh thông qua các chỉ tiêu phản ánh chúng. Công ty TNT- Vietrans đã có những nỗ lực tận dụng cơ hội, những yếu tố thuận lợi để nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của mình trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh trên thị trường Việt Nam, nhưng việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng gặp những bất lợi do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan đối với công ty. Dựa trên những phân tích ở chương II, đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường và các kiến nghị với Nhà nước, với công ty mẹ TNT tạo điều kiện thuận lợi để công ty cải thiện năng lực cạnh tranh hiện tại của mình.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA

3.1. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH TẠI VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO

Hướng phát triển cũng như sự tăng trưởng của ngành sẽ quyết định sức ép, cường độ cạnh tranh trong ngành. Dự báo đúng về định hướng ngành, doanh nghiệp có được cơ sở để đưa ra các quyết định đúng đắn, đón bắt cơ hội, đáp ứng sự phát triển, giữ vững và tăng trưởng thị phần. Thị trường chuyển phát nhanh sau khi Việt Nam gia nhập WTO có thể dự báo như sau:

1. Nguồn khách hàng sử dịch vụ tăng cao. Khách hàng có nhiều kinh nghiệm hơn, nhu cầu của khách hàng cũng có những thay đổi

Việt Nam gia nhập WTO, nhiều rào cản được dỡ bỏ, phạm vi biên giới kinh tế quốc gia được mở rộng ra thế giới. Nhiều doanh nghiệp quốc tế sẽ tham gia thị trường Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập các thị trường quốc tế.

Bảng 3.12. Dự báo mức nhu cầu dịch vụ chuyển phát nhanh từ nay đến năm 2010

Năm CPN trong nước (nghìn cái) CPN quốc tế (nghìn cái)

2006 1.015 6.158

2007 1.110 6.836

2008 1.190 7.515

2009 1.230 9.913

2010 1.390 10.229

(Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam 2005)

Nhu cầu vận tải quốc tế gia tăng, nhiều doanh nghiệp cần đến dịch vụ chuyển phát nhanh, là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh khai thác thị trường, tăng trưởng lợi nhuận và doanh thu, tăng thêm kinh nghiệm vận tải quốc tế. (Xem Bảng 3.12)

Nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh đã phát triển rất nhanh trong những năm qua và sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong giai đoạn tới. Với mức thu nhập của các doanh nghiệp hiện nay, nhu cầu sử dụng các dịch vụ vận tải cao cấp hơn đã

trở nên phổ biến hơn, thường xuyên hơn. Theo kế hoạch phát triển bưu chính trong giai đoạn 2005-2010 của Bộ Thông tin và truyền thông, dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 21% và vẫn là dịch vụ có sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất trong các dịch vụ bưu chính.

Tuy nhiên cùng với sự gia tăng về nhu cầu chuyển phát nhanh, không phải yêu cầu của khách hàng ngày càng dễ dãi hơn. Họ tiêu dùng dịch vụ ngày càng nhiều và trở nên có nhiều kinh nghiệm hơn trong lựa chọn dịch vụ, đánh giá về dịch vụ chuẩn xác hơn, họ có vị thế cao hơn trong mặc cả với nhà cung ứng, do đó việc khác biệt hóa sản phẩm sẽ khó khăn và phức tạp hơn.

Càng về sau, công nghệ trong ngành chuyển phát nhanh càng hiện đại hơn, và mong đợi của khách hàng về hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cũng cao hơn. Họ yêu cầu sản phẩm dịch vụ chuyển phát nhanh an toàn tối đa, thuận lợi và bảo đảm bí mật hàng hóa. Đồng thời, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, nhận thức về tầm quan trọng của dịch vụ chuyển phát nhanh của khách hàng đầy đủ hơn khiến họ có nhu cầu về các dịch vụ chuyển phát nhanh đáp ứng điều kiện vận chuyển riêng biệt nhiều hơn. Khác biệt hóa sản phẩm và gia tăng dịch vụ đặc biệt là chìa khóa cạnh tranh cho các doanh nghiệp chuyển phát nhanh trong thời gian tới.

2. Gia tăng các đối thủ cạnh tranh, tạo nên sức ép cạnh tranh mạnh mẽ

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành Bưu chính được mở cửa, như vậy sẽ tạo điều kiện cho rất nhiều nhà cung ứng chuyển phát nhanh quốc tế có tên tuổi thâm nhập thị trường. Các doanh nghiệp này có nhiều lợi thế về năng lực cạnh tranh, có kinh nghiệm quốc tế nên sẽ đem đến một áp lực cạnh tranh mạnh mẽ lên thị trường ngành. Đồng thời, mở cửa làm cho lượng khách hàng quốc tế tăng lên, khi đó cuộc cạnh tranh giành khách hàng sẽ ác liệt hơn.

Đồng thời sự phát triển của các hãng đi sau cũng trở nên mạnh mẽ. Ngành chuyển phát nhanh là ngành có lợi nhuận cao, nhu cầu vận tải đang tăng trưởng mạnh nên sẽ có nhiều hãng trẻ ra nhập thị trường. Các hãng này tích cực học hỏi các hãng lớn, tích lũy kinh nghiệm, đổi mới công nghệ nhằm nỗ lực tìm kiếm thị

phần và đuổi kịp các hãng hiện tại, do đó tạo nên một thị trường chuyển phát nhanh rộng lớn, đáp ứng đa dạng hơn các nhu cầu khách hàng và cường độ cạnh tranh cũng to lớn hơn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các hãng vận tải hàng không với nguồn lực sẵn có cũng tăng cường liên kết dọc để khai thác thị trường. Sự tham gia của họ làm tăng thêm quy mô thị trường, tạo ra xu hướng giảm giá cước và sức mạnh của khách hàng cũng trở nên lớn hơn.

3. Gia tăng các chi phí đầu vào

Với tình hình kinh tế thế giới hiện nay, nhu cầu về nhiên liệu cho sản xuất ngày càng tăng nhưng nguồn nhiên liệu ngày càng trở nên khan hiếm. Điều này làm cho giá cả xăng dầu tăng nhanh trên toàn thế giới, đây lại là nguồn đầu vào chủ yếu của các doanh nghiệp vận tải chuyển phát nhanh. Do vậy các doanh nghiệp sẽ ngày càng khó khăn hơn trong lập ngân sách kinh doanh và hoạch định chính sách giá cả.

4. Sự ra đời những phát minh về sản phẩm, công nghệ, quy trình dịch vụ

Với tốc độ phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ thế kỷ 21, chắc chắn sự ra đời những phát minh mới về các sản phẩm, công nghệ phục vụ cho dịch vụ chuyển phát nhanh là điều tất yếu. Khi nhu cầu dịch vụ ngày càng cao hơn, khách hàng có nhu cầu dịch vụ hiện đại hơn, các nhà cung ứng cũng có nhu cầu đổi mới công nghệ để cạnh tranh tốt hơn, nhu cầu về công nghệ gia tăng thì các nhà cung ứng công nghệ cũng sẽ tung ra nhiều công nghệ mới, phát minh mới để nâng cao năng suất, chất lượng dịch vụ an toàn hơn, nhanh hơn và chi phí tiết kiệm hơn.

5. Những đổi mới trong chính sách của Chính phủ

Sau khi gia nhập WTO, yêu cầu về hoàn thiện và thông thoáng hơn trong chính sách đặt ra với Chính phủ. Việc điều chỉnh chính sách giúp cho nền kinh tế hội nhập vững chắc hơn, đồng thời tuân thủ các điều kiện đã cam kết của WTO.

Dựa trên kinh nghiệm đổi mới của các quốc gia láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan, đứng trước yêu cầu đòi hỏi, chắc chắn Chính phủ sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, đưa ra những đổi mới tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế nói riêng.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Trước bối cảnh như vậy, công ty TNT-Vietrans sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít thách thức trong cạnh tranh. Trong thời gian tới công ty sẽ phải nỗ lực rất lớn để tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ và rộng mở.

Mục tiêu của TNT-Vietrans trong thời gian tới là:

- Duy trì và phát triển các khách hàng truyền thống, phát triển, thu hút các khách hàng sử dụng dịch vụ giá trị gia tăng cao, không ngừng gia tăng số lượng khách hàng, nhất là các khách hàng lớn. Để đạt được mục tiêu, công ty cần tìm hiểu nhu cầu thị trường một cách kỹ lưỡng để tìm ra các sản phẩm mới, các sản phẩm phù hợp với thị trường, đồng thời tìm hiểu kỹ về đối thủ cạnh tranh và các dịch vụ cạnh tranh để làm cơ sở phát triển kinh doanh.

- Tiếp tục xây dựng hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ, công bố rộng rãi hệ thống chỉ tiêu chất lượng trong công ty và với khách hàng, thực hiện việc kiểm tra, giám sát thường xuyên các chỉ tiêu này.

- Tăng cường công tác quản lý chăm sóc khách hàng thông qua đổi mới phương tiện kỹ thuật, nâng cao khả năng giao tiếp ứng xử của nhân viên bán hàng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với công chúng và khách hàng.

- Nhằm mục tiêu mở rộng thị trường, nâng cao khối lượng khách hàng và tăng thị phần, công ty đưa ra mục tiêu tiếp tục mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ tới tất cả các tỉnh, thành trong nước, đẩy mạnh công tác marketing. Tăng lượng khách hàng thương mại lên 15 đến 20% mỗi năm, tăng cường số khách hàng lớn của công ty (Major Account) lên 300 khách vào năm 2010. Từ đó có thể nâng cao thị phần lên mức 22-25% cho tới năm 2010, vượt lên trên thị phần chuyển phát nhanh quốc tế của FEDEX và rút ngắn khoảng cách với DHL.

- Để nâng cao năng lực cạnh tranh, phục vụ khách hàng tốt hơn, công ty đặt ra mục tiêu về sản lượng dịch vụ cũng như doanh thu chuyển phát nhanh đến năm 2010 ủa công ty như sau: (Xem bảng 3.13)

Bảng 3.13: Mục tiêu phát triển của công ty TNT-Vietrans từ 2008 đến 2010

Số lô hàng Số kg Doanh thu

(USD)

2008 710.000 2.800.000 40.000.000

2009 900.000 3.500.000 51.000.000

2010 1.100.000 4.300.000 65.000.000

(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh thị trường Việt Nam, 2005, Phòng Kinh doanh)

- Công ty đặt mục tiêu tăng cường đa dạng hóa danh mục sản phẩm chuyển phát nhanh, tập trung phát triển dịch vụ đặc biệt.

Công ty sẽ đầu tư thêm 2,5 triệu USD để mở rộng mạng lưới đường bộ xuyên Á, nối liền tuyến đường Việt Nam – Lào – Campuchia. Đồng thời phát triển kinh doanh ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn để trở thành hệ thống chi nhánh chính của công ty ở Việt Nam và là trạm trung chuyển của hệ thống đường bộ xuyên Á tại Việt Nam.

Công ty cho ra mắt và phát triển sản phẩm “Dịch vụ cao cấp” (Premium Service) cho gói sản phẩm chuyển phát nhanh nội địa trong khoảng thời gian cuối năm 2008, đầu năm 2009.

- Rà soát lại hệ thống giá, xây dựng thêm bảng giá cho chuyển phát nhanh hàng nặng có trọng lượng từ trên 100kg, chính sách giá cần khuyến khích khách hàng sử dụng bảng giá hàng nặng mới này.

- Tăng cường quản lý tiết kiệm chi phí, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tạo nên mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong công ty, giữa trụ sở chính với chi nhánh và giữa các chi nhánh với nhau vì lợi ích chung và lợi ích của từng thành viên

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS ỨNG DỊCH VỤ CHUYỂN PHÁT NHANH CỦA CÔNG TY TNT-VIETRANS TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

3.3.1. Giải pháp từ phía công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.1. Đầu tư hiện đại hóa phương tiện vận tải chuyên ngành để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường

3.3.1.1.1. Cơ sở khoa học của giải pháp

Phương tiện vận tải chuyên ngành là một trong các yếu tố cơ sở vật chất quan trọng trong hoạt động dịch vụ chuyển phát nhanh, nó tạo nên năng lực vận tải của doanh nghiệp và chất lượng của các chuyến vận tải. Phương tiện vận tải có tính hiện đại và chuyên dụng cao sẽ vận tải được hàng hóa trong điều kiện an toàn cao, điều kiện bảo quản tốt, đồng thời khối lượng vận tải được trên phương tiện lớn hơn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh của công ty TNT-Vietrans trên thị trường Việt Nam (Trang 92)