Về thời hạn nộp thuế.

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN (Trang 58 - 60)

Việc quy định nhiều thời hạn nộp thuế nh hiện nay có mặt tích cực là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nhng mặt khác đây cũng là kẽ hở cho việc dây da, nợ đọng, chiếm dụng tiền thuế xuất nhập khẩu của Nhà nớc.

Bảng 5: Thuế nợ đọng các năm 1996 - 2001 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Thuế nợ đọng 800 790 810 830 805 823 Nợ quá hạn phải cỡng chế 250 300 321 330 278 292 Nợ thuế khó đòi 73 62 78 85 76 85 Nợ đợc giãn 191 168 193 198 190 201

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Nguyên nhân của việc quy định nhiều thời hạn nộp thuế nh trên xuất phát từ thời kỳ kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Trong thời kỳ đó, do thực hiện chính sách Nhà nớc độc quyền về ngoại thơng nên chỉ có một số đơn vị kinh tế quốc doanh đ- ợc phép hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Các đơn vị thuộc thành phần kinh tế khác muốn hoạt động xuất nhập khẩu phải uỷ thác qua các đơn vị kinh tế này. Do tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp nhà nớc trong thời kỳ đó còn thấp, Nhà nớc ta đã thực hiện chính sách cho doanh nghiệp đợc hởng thời gian nộp chậm thuế.

Nhng đến nay, điều kiện đã có nhiều hay đổi, mọi thành phần kinh tế đều đợc tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trớc pháp luật. Đồng thời cùng với sự phát triển chung thì tiềm lực về tài

chính của nhiều doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay là khá lớn so với trớc, đủ điều kiện nộp thuế ngay khi xuất nhập khẩu hàng hóa.

Ngoài việc nợ thuế trong hạn là quyền lợi của các doanh nghiệp đợc Nhà nớc u đãi, nhng các doanh nghiệp còn có nhiều lý do: làm ăn thua lỗ, cha bán hết hàng để trả nợ thuế, bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn của mình làm cho doanh nghiệp không có tiền nộp thuế khi đến bạn phải thanh toán với Ngân sách hoặc do chính đơn vị tự chiếm đoạt số thuế phải nộp để dùng vào việc khác của đơn vị mình nh: xây dựng cơ bản, dùng tiền thuế phải nộp cho Ngân sách để quay vòng vốn..Số nợ thuế cỡng chế, nợ thuế của các đơn vị khó đòi rất cao, khả năng thanh toán thấp.. Đã làm cho số thu vào Ngân sách giảm đi đáng kể. Cho nên cần kết hợp với Bộ tài chính lập các đoàn kiểm tra để xác định rõ tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp, từ đó trình Chính phủ để có hớng giải quyết.

Hơn nữa, việc quy định nhiều thời hạn nộp thuế nh Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành đã gây nhiều khó khăn, phức tạp cho công tác thực hiện của cơ quan Hải quan. Thời gian ân hạn cho nợ thuế là qua dài: hang xuất: 15 ngà; hàng nhập: 30 ngày; qua hạn nộp thuế 90 ngày mới bị cỡng chế làm thủ tục hải quan. Do đó, việc doanh nghiệp bị giải thể, sát nhập, thay đổi tên hiệu, địa chỉ.. làm cho việc đòi nợ thuế của cơ quan hải quan hết sức khó khăn. Thực hiện chỉ thị 575/Ttg của Thủ t- ớng Chính phủ về việc đôn đốc và thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẩu, ngành Hải quan đã phải thành lập bộ phận từ trung ơng ( cấp Tổng cục) đến địa phơng (cấp Cục) chuyên theo dõi thu hồi nợ đọng. Không chỉ có vậy, ngành Hải quan hàng năm còn tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn. Thậm chí vào cuối năm tài chính, để đảm bảo cân đối Ngân sách hàng năm, Chính phủ cho pháp ngành Hải quan thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp tình thế nhng vấn đề nợ đọng thuế xuất nhập khẩu vẫn cha khắc phục đợc. Nhiều trờng hợp doanh nghiệp đã nộp thuế nhng hệ thống theo dõi của cơ quan Hải quan vẫn cha thông báo, khiến doanh nghiệp bị cỡng chế, không đợc làm thủ tục cho lô hàng tiếp theo, gây nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật. Điều này xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân, công tác kế toán, kiểm toán của ngành hải quan còn có nhiều hạn chế cha đáp ứng đợc với thời đại, hệ thống máy tính nối mạng giữa cơ quan hải quan và phía ngân hàng cha có và còn do sự phức tạp, không phù hợp với thực tế của bản thân chế định này gây ra..

Theo trình tự làm thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, việc kiểm tra của cơ quan Hải quan đợc phân thành: kiểm tra trớc, kiểm tra trong và kiểm tra sau thông quan. Hàng hóa và phơng tiện vận tải đợc thông quan sau khi đã làm xong thủ tục hải quan.

Trớc năm 1999, khi cha có chế định kiểm tra sau thông quan, mọi hàng hóa nhập khẩu đều phải đợc kiểm tra chi tiết tại cửa khẩu hoặc địa điểm đợc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Hàng sau khi đã đi khỏi các vị trí này, cơ quan hải quan không có quyền kiểm tra. Quy định nh cũ đã gây ra nhiều ách tắc đối với những cửa khẩu có lu lợng hàng hóa xuất nhập khẩu lớn và không thể đảm bảo chặt chẽ vì trong một thời gian ngắn việc để xảy ra sai sót khi kiểm tra là khó tránh khỏi. Hơn nữa, để đối phó với các thủ đoạn gian lận thì việc kiểm tra ngay tại cửa khẩu là rất khó phát hiện.

Để đối phó với tình trạng trên, Quốc hội và Chính phủ đã có nhiều sửa đổi trong Luật thuế xuất nhập khẩu để tạo sự thông thoáng và công bằng cho các doanh nghiệp chân chính, giảm bớt phiền hà. Đồng thời ngày 01/01/2002 Luật Hải quan Việt Nam đã chính thức có hiệu lực mà trong đó đã dành u tiên cho các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Tuy nhiên do sự thiếu đồng bộ của hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong việc quy định cụ thể quyền hạn, hủ tục tiến hành kiểm tra sau thông quan tại doanh nghiệp. Và cho đến tận bây giờ các Thông t hớng dẫn về việc thông quan cha đầy đủ nên doanh nghiệp cũng nh cán bộ thừa hành pháp luật vẫn không có nhiều căn cứ để thực hiện. Một phần khác là thuộc về các yếu tố tâm lý, tuyên truyền pháp luật do đó khi cơ quan Hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan, mặc dù là đúng quy định nhng vẫn vấp phải sự phản đối quyết liệt từ phía doanh nghiệp vì họ thờng cho rằng khi hàng hóa đã ra khỏi địa điểm làm thủ tục hải quan là hoàn thành hết mọi thủ tục. Để khắc phục yếu tố này, chúng ta cần phải có biện pháp tuyên truyền tích cực hơn nữa các chế độ luật pháp cho các đối tợng làm thủ tục hải quan.

Một phần của tài liệu Những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong tiến trình Việt Nam hội nhập ASEAN (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w