Các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 89 - 93)

IX. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ

3. Các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra cho Việt Nam trong thời gian tớ

3.1. Đối với Nhà nước

* Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp lâu dài của tồn Đảng tồn dân nên cần tăng cường hơn nữa cơng tác tư tưởng, tuyên truyền phổ biến sâu rộng về hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là phải làm cho mỗi người dân, các doanh nghiệp hiểu và nắm vững nội dung cũng như lộ trình hội nhập; nắm được những thời cơ cũng như thách thức để chủ động tận dụng cũng như vượt qua. Đặc biệt, đối với các cơ quan quản lý các cấp cần nhận thức sâu sắc tiến trình hội nhập để kịp thời cĩ những thay đổi trong chính sách, cơ chế phù hợp.

* Tập trung đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng XK để thực hiện mục tiêu của đại hội đảng tồn quốc lần thứ IX mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân 16%/năm cho thời kỳ 2001-2005, gĩp phần cho tăng trưởng ổn định của nền kinh tế. Tuy tăng trưởng XK trong những năm qua đã là tốt song nếu so với sự tăng trưởng XK với các nước trong khu vực thì chúng ta cịn phải cố gắng rất nhiều. Chẳng hạn Thái Lan là nước cĩ xuất phát điểm kinh tế tương đối gần với Việt Nam nhưng năm 2002 họ đã cĩ kim ngạch XK đạt 66,9 tỷ USD.

* Định hướng điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành hàng hố, dịch vụ và của các doanh nghiệp.

* Nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở lựa chọn các sản phẩm cĩ lợi thế, cĩ thị trường và cĩ khả năng cạnh tranh, tiến hành điều chỉnh, bổ sung chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, vùng lãnh thổ, địa phương, cĩ cơ chế chính sách thích hợp tạo điều kiện cho doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, tập trung kiện tồn nâng cao hiệu quả của các tổng cơng ty, đồng thời đẩy nhanh thực hiện cổ phần hố các DNNN. Mở rộng các phương thức kinh doanh như thị trường giao dịch kỳ hạn, buơn bán qua mạng; phát triển thị trường bất động sản.

* Tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư để thu hút đầu tư nước ngồi, đồng thời tạo mọi điều kiện để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Đặc biệt nhà nước cần cĩ chính sách riêng thu hút đầu tư của các cơng ty đa quốc gia.

* Hồn thiện hệ thống pháp luật chính sách quản lý kinh tế. Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, điều khơng tránh khỏi là sẽ phát sinh nhiều điểm khác nhau giữa hệ thống luật hiện tại với hệ thống luật quốc tế mà chúng ta sẽ tham gia. Theo kết quả rà sốt để gia nhập WTO ta cần sửa đổi và xây dựng mới 37 luật và pháp lệnh liên quan đến 16 hiệp định chính của WTO.

* Chuẩn bị đội ngũ cán bộ và nhân lực phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành cơng của hội nhập kinh tế quốc tế. Đối với cán bộ đối ngoại làm việc ở các thương vụ các vụ chính sách thị trường, cơ quan xúc tiến thương mại cần phải thơng thạo ít nhất hai ngoại ngữ.

* Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế. Cĩ một chiến lược cho hội nhập kinh tế quốc tế là rất cần thiết bởi hiện nay vì thiếu một chiến lược dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế nên khơng cĩ sự phối hợp tốt trong đàm phán tham gia các tổ chức

quốc tế và mở cửa thị trường trong quan hệ song phương, khơng thể tận dụng được các thế mạnh để đàm phán. Tích cực đàm phán để sớm gia nhập WTO, tạo sân chơi bình đẳng tồn cầu cho hàng hố và dịch vụ của Việt Nam, thu hút thêm vốn và cơng nghệ hiện đại phục vụ cho mục tiêu cơng nghiệp hố và hiện đại hố đất nước vào năm 2020.

* Giải quyết các vấn đề tác động xã hội của hội nhập kinh tế quốc tế như đảm bảo nền kinh tế phát triển bền vững, cân bằng cán cân thanh tốn, cơng bằng xã hội và thu nhập giữa các lĩnh vực và khu vực của nền kinh tế, giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động ở những doanh nghiệp bị phá sản hoặc phải điều chỉnh trong quá trình cạnh tranh.

3.2. Những vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, cùng với những thành tựu quan trọng về mở rộng thị trường, tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngồi... hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra những thách thức lớn khơng chỉ với các cơ quan quản lý nhà nước mà tới từng doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp thì thách thức hàng đầu chính là tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên cả thị trường trong nước và XK do các hàng rào bảo hộ, cả thuế quan và phi quan thuế, cũng như các chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ. Theo kết quả của một cuộc điều tra của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam thì chỉ cĩ 23,8% doanh nghiệp cĩ hàng XK, 13,7% doanh nghiệp cĩ triển vọng XK và 62,5% doanh nghiệp hồn tồn chưa cĩ khả năng XK. Đĩ là chưa kể đến tỷ lệ các doanh nghiệp cĩ khả năng cạnh tranh ngay trên sân nhà nếu như thị trường hồn tồn mở cửa. Vì thế địi hỏi đầu tiên đối với các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế quốc tế chính là phải khơng ngừng lớn lên. Cụ thể phải khơng ngừng đầu tư và tăng vốn, cơng nghệ mới, chất lượng lao động để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng năng lực cạnh tranh.

Một thách thức nữa của hội nhập đối với doanh nghiệp và hàng hố dịch vụ Việt Nam là chúng ta sẽ ngày càng phải đương đầu với những rào cản thương mại quốc tế mới. Muốn tránh được tình trạng này bên cạnh việc nhận thơng tin do các

cơ quan nhà nước cung cấp, các doanh nghiệp cần chủ động cùng với các cơ quan chức năng về pháp lý và xúc tiến thương mại của Chính phủ nắm bắt các thơng tin liên quan tới các nội dung, lộ trình hội nhập, các vấn đề nĩng bỏng phát sinh trong quá trình này. Các doanh nghiệp cần trang bị cho mình những kiến thức về thị trường nước ngồi, nắm bắt tập quán nhất là những luật lệ kinh doanh ở các thị trường của mình. Việc trang bị cho mình những kiến thức luật pháp vững chắc cũng rất cần thiết để cĩ thể chủ động cũng như để cĩ thể tự bảo vệ mình trong hội nhập.

Doanh nghiệp phải xây dựng cho mình chiến lược sản xuất kinh doanh trung và dài hạn đến năm 2015 thuế nhập khẩu hàng hố từ các nước ASEAN sẽ bằng 0%. Nên ngay từ bây giờ các doanh nghiệp phải cĩ chương trình sản phẩm ASEAN chứ khơng phải chỉ sản phẩm cho thị trường Việt Nam, phải xây dựng mạng lưới tiêu thụ để chiếm lĩnh thị trường trong nước và phát triển thị trường nước ngồi, nhanh chĩng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý (đây là mặt yếu và thiếu của các doanh nghiệp Việt Nam). Yêu cầu an tồn thực phẩm và mơi trường thế giới sẽ rất cao, các doanh nghiệp kinh doanh hàng nơng sản, thuỷ sản, thực phẩm chế biến xuất khẩu phải đi ngay vào việc sản xuất sản phẩm sạch đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu.(Nguồn: Bộ Thương mại)

Hi nhp kinh tế quc tế - Bn cht, xu hướng và mt s kiến nghị đối vi Vit Nam (BC; 15) MC LC I. BN CHT VÀ TÍNH TT YU KHÁCH QUAN CA HI NHP KINH T QUC T1. Khái nim và bn cht ca hi nhp kinh tế quc tế

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 89 - 93)