VI. MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ BIỆN PHÁP CẦN THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
4. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Việt Nam trong điều kiện Hội nhập kinh tế quốc tế
kinh tế cụ thể, đưa đất nước ta tiến nhanh, mạnh và vững chắc trên con đường cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
(Tạp chí Cộng sản)
4. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Việt Nam trong điều kiện Hội nhập kinh tế quốc tế tế
Việt Nam đang chủ động hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để nâng cao sức cạnh tranh quốc tế và hiệu quả của nền kinh tế, cần phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế được xem xét theo nhiều gĩc độ như cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu cơng nghệ, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu quy mơ, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu hình thức kinh doanh...
Về cơ bản, cơ cấu được quan niệm là một tổng thể các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận, tác động qua lại lẫn nhau và thúc đẩy nền kinh tế vận động theo một hướng nhất định. Bài viết này tập trung làm rõ việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam theo quan điểm của học thuyết Mác-Lênin.
Theo Quan điểm của C.Mác. cạnh tranh là động lực để điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Cạnh tranh nội bộ ngành thúc đẩy doanh nghiệp điều chỉnh cơ cấu và di chuyển nguồn lực giữa chúng với nhau để thu lợi nhuận siêu ngạch. Mục tiêu cao nhất là tối đa hố lợi nhuận. Cạnh tranh giữa các ngành nhằm thu lợi nhuận bình quân. Thơng qua cạnh tranh giữa các ngành, nguồn lực sẽ được di chuyển vào các ngành theo quan hệ cung cầu. Tư bản sẽ di chuyển từ các ngành cĩ lợi nhuận thấp sang các ngành cĩ lợi nhuận cao. Kết quả là sẽ cĩ những ngành mở rộng về quy mơ và cĩ những ngành bị thu hẹp thậm chí đĩng cửa. Đĩ là quá trình điều chỉnh cơ cấu ngành của nền kinh tế theo quy luật tối đa hố lợi nhuận.
Mơ hình điều chỉnh cơ cấu ngành đã được tiếp tục xem xét trong sơ đồ phân tích cơ chế tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội. Quá trình tái sản xuất, về thực chất, là quá trình vận động của cơ cấu kinh tế ngành theo
hướng các ngành sản xuất tư liệu sản xuất phải tăng nhanh hơn các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất vật phẩm tiêu dùng (hàng tiêu dùng) và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất hàng tiêu dùng phải tăng nhanh hơn các ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Đồng thời, quá trình tiêu dùng, đến lượt nĩ, lại tạo thị trường và động lực thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động sản xuất. Theo quá trình đĩ nền kinh tế mới cĩ tái sản xuất mở rộng nghĩa là cĩ sự phát triển nếu khơng quá trình tái sản xuất chỉ là tái sản xuất giản đơn (duy trì sự tồn tại).
Sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng của các ngành sẽ dẫn đến sự khác nhau về tỷ trọng, thị phần và nguồn lực sử dụng. Quá trình điều chỉnh các ngành theo cơ cấu mới quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn lực và khả năng cạnh tranh của ngành.
Các ngành kinh tế cần được đầu tư một cách thoả đáng cả về quy mơ và tốc độ theo vị trí, vai trị và tầm quan trọng của nĩ trong nền kinh tế. Theo cách tiếp cận đĩ các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất như luyện kim, hố chất cơ bản, chế tạo... phải được ưu tiên đầu tư phát triển vì đây là những ngành tạo ra các loại vật liệu, cơng nghệ và năng lượng mới phục vụ sự phát triển các ngành khác. Các phát minh mới cần được áp dụng trước hết ở các ngành này và kết quả là sẽ cĩ những bước phát triển "đột phá" cho tồn bộ nền kinh tế. Chẳng hạn, việc phát minh ra một loạt thế hệ máy tính điện tử dựa trên các phát minh về vật liệu mới và cơng nghệ cao đã chuyển nền kinh tế thế giới từ kinh tế cơng nghiệp sang kinh tế tri thức. ở Việt Nam, các ngành cơng nghiệp trên đây cũng đã được đưa vào danh mục các ngành thuộc diện khuyến khích hoặc đặc biệt khuyến khích đầu tư nước ngồi (1). Tiếp theo là các ngành sản xuất các sản phẩm trung gian như loại linh kiện, phụ tùng... để cung cấp cho các ngành khác (như các ngành lắp ráp ơ tơ, xe máy...). Các ngành này cĩ thể coi là các các ngành cơng nghiệp phụ trợ.
Cịn các ngành sản xuất hàng tiêu dùng chỉ cĩ thể phát triển dựa trên sự phát triển của các ngành trên. Chẳng hạn, ngành cơng nghiệp ơ tơ Việt Nam muốn phát
triển mạnh phải dựa trên các loại linh kiện, phụ tùng, máy mĩc thiết bị được sản xuất từ các ngành cơng nghiệp phụ trợ và các ngành cĩ liên quan. Mặc dù các ngành này được gọi là ngành cơng nghiệp phụ trợ nhưng thực chất đây là những ngành đĩng vai trị nền tảng để phát triển các ngành khác. Các ngành cơng nghiệp phụ trợ này muốn phát triển lại phải dựa trên sự phát triển của các ngành sản xuất cơ bản như luyện kim, hố chất cơ bản, chế tạo máy, vật liệu mới... Ngành cơng nghiệp ơ tơ của Nhật Bản cạnh tranh cĩ hiệu quả là nhờ Nhật Bản cĩ ngành cơng nghiệp vật liệu mới phát triển hàng đầu thế giới. Các nhà sản xuất ơ tơ của Mỹ đã phải yêu cầu Bộ Quốc phịng Mỹ chuyển giao cơng nghệ sản xuất vật liệu mới để hy vọng tạo ra thế hệ ơ tơ mới vượt lên so với các đối thủ Nhật Bản, Đức, Pháp ...
Như vậy, cĩ thể thấy sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành là cơ sở để điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành. Vốn sẽ di chuyển vào những ngành cĩ tỷ suất lợi nhuận cao hay năng suất vốn cao. Việc ưu tiên đầu tư vào các ngành hay xây dựng một cơ cấu ngành mới cần thực hiện theo thứ tự ưu tiên nhất định. Những ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất cần được ưu tiên hàng đầu và tiếp theo là các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất hàng tiêu dùng và cuối cùng là các ngành sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, để bảo đảm sự vận động cơ cấu ngành theo quy luật bình quân hố lợi nhuận cần phải cĩ cơ chế phân phối lại lợi nhuận một cách hợp lý giữa các ngành để tránh tình trạng vốn đầu tư di chuyển quá nhiều vào những ngành cĩ lợi nhuận cao và vốn thu hồi nhanh làm mất cân đối cơ cấu kinh tế. Cơ chế đĩ được thực hiện thơng qua chính sách thuế, các điều kiện bảo đảm cho sự phát triển của ngành cả "đầu vào" và "đầu ra".
V.I Lênin đã tiếp tục phát triển tư tưởng của C.Mác về mơ hình tái sản xuất trên hai khía cạnh. Thứ nhất, cấu tạo hữu cơ của tư bản cĩ sự thay đổi dưới tác động của tiến bộ kỹ thuật mà ngày nay là tiến bộ khoa học cơng nghệ. Điều mà cĩ thể nhận thấy rất dễ dàng hiện nay vì tiến bộ khoa học-cơng nghệ phát triển rất nhanh chĩng. Vì vậy, cơ cấu kinh tế cần được xem xét dưới trạng thái động. Cơ sở
của sự thay đổi này là sự thay đổi cấu tạo hữu cơ của tư bản. Thứ hai, mơ hình tái sản xuất mở rộng đã được phát triển theo hướng cĩ sự chi phối của thị trường. Cấu tạo hữu cơ thay đổi cĩ nghĩa là cĩ sự thay đổi mức độ trang bị giữa tư bản và lao động, tức là việc thay đổi cơ cấu đầu tư vào các ngành và kết quả là thay đổi cơ cấu ngành. Những ngành cĩ cấu tạo hữu cơ thay đổi nhanh chĩng sẽ là những ngành cần được ưu tiên mở rộng và phát triển. Đây là các ngành cần được đầu tư lớn về vốn, cơng nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao đặc biệt là các nhà khoa học. Hơn nữa, do cấu tạo hữu cơ của các ngành khác nhau cho nên khơng thể cĩ sự phát triển các ngành đồng thời. Ngồi ra, sự chi phối của thị trường làm cho một số ngành phát triển nhanh. Ngược lại, một số ngành bị thu hẹp và đĩng cửa. Nguyên nhân chủ yếu là cấu tạo hữu cơ của ngành đĩ khơng được thay đổi một cách cơ bản đủ để đáp ứng sự thay đổi nhanh chĩng của nhu cầu thị trường. Đồng thời, thị trường địi hỏi phát triển các ngành cĩ lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh. Vì thế, cấu tạo hữu cơ trong các ngành này cần được thay đổi đủ mức tạo lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường. Hơn nữa, thị trường quy định giới hạn của việc mở rộng các ngành và mức độ điều chỉnh cơ cấu ngành của nền kinh tế.
Những quan điểm trên đã tạo nền tảng khoa học cho việc xem xét vai trị của cạnh tranh, sự chênh lệch lợi nhuận giữa các ngành và vai trị của hoạt động đầu tư vào khoa học-cơng nghệ đủ sức tạo ra những chuyển biến cơ bản trong cơ cấu ngành phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng hay quá trình phát triển của nền kinh tế.
Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới với mục tiêu phấn đấu đưa đất nước về cơ bản trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố là phương tiện để đạt được mục tiêu này. Thực chất của quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hiện đại, giảm tỷ trọng ngành nơng nghiệp, tăng tỷ trọng ngành cơng nghiệp và dịch vụ. Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thế giới. Để cĩ thể
điều chỉnh cơ cấu kinh tế cĩ hiệu quả, chúng ta phải luơn lấy những giá trị của học thuyết kinh tế của C.Mác và V.I.Lênin làm nền tảng quan trọng và là kim chỉ nam cho việc hoạch định chính sách cũng như các hoạt động kinh doanh.
Trước hết, cần xác định thứ tự ưu tiên phát triển các ngành theo mơ hình của học thuyết C.Mác và V.I.Lênin. Các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất tư liệu sản xuất phải là những ngành cĩ cấu tạo hữu cơ tăng nhanh hay cần được đầu tư vốn lớn và cơng nghệ cao. Đây là những ngành đĩng vai trị nền tảng và là những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quyết định đến sự phát triển lâu dài của nền kinh tế. Trong khi Việt Nam chưa đủ vốn lớn và cơng nghệ cao để phát triển những ngành này thì việc tiếp nhận cơng nghệ hiện đại, vốn nước ngồi cũng như kinh nghiệm quản lý tiên tiến cũng là biện pháp cĩ hiệu quả để phát triển các ngành này. Do đĩ, các rào cản đối với sự di chuyển vốn và cơng nghệ từ nước ngồi vào Việt Nam cần được loại bỏ để phục vụ cho quá trình hình thành cơ cấu kinh tế theo đúng quy luật vận động của nĩ. Ngồi ra, cần khai thác vốn từ các nguồn vốn trong dân cư, vốn tự tích luỹ... để tạo đủ mức trang bị vốn đối với lao động trong các ngành mũi nhọn. Chỉ khi nào mức trang bị của vốn đủ lớn để thay thế cho lao động thì lúc đĩ mới cĩ sự chuyển đổi cơ bản cơ cấu của từng ngành cơng nghiệp. Vai trị chủ đạo của các doanh nghiệp nhà nước cần được thể hiện và phát huy trong các ngành này để đủ sức chi phối, dẫn dắt tồn bộ nền kinh tế vận động theo đúng mục tiêu đặt ra.
Thứ hai, trong điều kiện Việt Nam đang từng bước hội nhập vào khu vực và thế giới, cần coi trọng phát triển mạnh các ngành cĩ lợi thế so sánh và các ngành cĩ khả năng cạnh tranh vì chúng sẽ tạo khả năng khai thác cĩ hiệu quả các nguồn lực bên trong và bên ngồi. Cần kết hợp hợp lý giữa lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh và sự thay đổi cấu tạo hữu cơ của các ngành để hình thành một cơ cấu kinh tế cĩ hiệu quả và cĩ khả năng thích ứng cao với những thay đổi của thị trường thế giới. Điều này cĩ nghĩa là cần dựa vào xu hướng phát triển của thị trường khu vực và thế giới để điều chỉnh cơ cấu của từng ngành và cơ cấu giữa các ngành. Chủ động điều
chỉnh hệ thống luật pháp, chính sách theo đúng thơng lệ quốc tế nhằm tạo nền tảng cho sự vận động của các ngành theo các tiêu chuẩn quốc tế, tạo mặt bằng thống nhất trong phát triển, tối ưu hố quy mơ và cơ cấu của từng ngành trên thị trường khu vực và tồn cầu. Quá trình này sẽ tạo điều kiện cho quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế diễn ra thuận lợi trên thị trường tồn cầu thống nhất.
Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam cần nhạy bén trong việc đổi mới cơng nghệ, đầu tư vào các sản phẩm cĩ tỷ lệ cấu tạo hữu cơ cao (đây cũng là các sản phẩm cĩ tỷ lệ giá trị gia tăng cao) để tạo đà vươn lên trong cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, cần chú trọng đầu tư vào con người để cĩ thể quản lý và phát triển mạnh các ngành. Đội ngũ này cần cĩ tầm nhìn rộng và đủ kiến thức để quản lý các nguồn lực cĩ hiệu quả phù hợp với quy luật vận động khách quan của cơ cấu nền kinh tế, sự phát triển của các ngành và của các doanh nghiệp.
Thứ tư, cần tạo sự kết hợp hữu cơ và hợp lý giữa tư bản và lao động. Hình thành các hình thức sở hữu phù hợp với quy mơ và mức độ phát triển trong nội bộ ngành và của tồn ngành, bảo đảm tính tương thích giữa tư bản và lao động thúc đẩy mối quan hệ qua lại giữa chúng phục vụ cĩ hiệu quả cho mục tiêu phát triển. Do đĩ cần đặc biệt coi trọng phát triển các loại hình quan hệ sở hữu trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh sở hữu nhà nước là nền tảng của hệ thống chính trị, cần cĩ sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, nhĩm hay tập đồn, sở hữu của các nhà đầu tư nước ngồi hoặc là sự kết hợp giữa các hình thức sở hữu đĩ theo những hình thức thích hợp. Sự đa dạng hố quan hệ sở hữu bảo đảm kết hợp "tự nhiên" giữa tư bản và lao động, bảo đảm quan hệ sở hữu vận động hợp lý trong các ngành và giữa các ngành, gĩp phần hình thành cơ cấu ngành hợp lý trên cơ sở phân bổ cĩ hiệu quả các nguồn lực.
1. Xem Nghị định 24-NĐ-CP ngày 31/7/2000 của Thủ tướng Chính phủ Hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam (Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư)