Quan điểm và đường lối hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 84 - 87)

IX. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ

1. Quan điểm và đường lối hội nhập kinh tế quốc tế

1.1. Tình hình thương mại tồn cầu

Tồn cầu hố, khu vực hố là những xu thế khách quan đang diễn ra trên thế giới trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học kỹ thuật, cơng nghệ thơng tin và cách mạng sinh học. Thế giới đang chuyển sang nền kinh tế dựa trên tri thức (Knowledge-based Economy). Chính yêu cầu này đã tạo ra sự liên kết và phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa các quốc gia và khu vực. Xu hướng tồn cầu hố đang phát triển và được điều tiết bởi các tổ chức thương mại thế giới như WTO-ra đời từ năm 1995 đến nay đã cĩ 148 nước tham gia và 25 nước đang đàm phán để gia nhập. Theo báo cáo năm 2003 của WTO, thương mại hàng hố tồn cầu năm 2002 đạt 13.109 tỷ USD, 146 thành viên WTO chiếm 85% trong tổng số này; tổng thu từ thương mại dịch vụ tồn cầu đạt 3060 tỷ USD, WTO chiếm 90%.

Trong WTO, 2/3 thành viên là các nước đang và kém phát triển song vai trị và tiếng nĩi quyết định vẫn nghiêng về các nước phát triển.

Tại Hội nghị Cancun tháng 9 vừa qua ở Mexico, tiếng nĩi của các nước đang phát triển liên kết lại thành nhĩm G 22 địi thương mại cơng bằng, bình đẳng, các nước phát triển mở cửa thị trường và bỏ trợ cấp nơng nghiệp, trợ cấp xuất khẩu đã phát huy tác dụng. Lực lượng thứ hai điều phối thương mại tồn cầu là các cơng ty đa quốc gia khổng lồ. Chỉ tính riêng 70.000 cơng ty đa quốc gia đã chiếm 1/3 thương mại tồn cầu. Họ nắm kỹ thuật, vốn, thơng tin, chi phối giá cả và thị trường thế giới. Thế giới cũng đang hình thành những trung tâm kinh tế và thương mại lớn chi phối hoạt động khu vực và tác động đến chính sách thương mại tồn cầu. Thứ nhất là EU mở rộng sang phía Đơng từ 15 nước năm 2002 với số dân 380 triệu người, GDP trên 8.500 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu (XK) đạt 930 tỷ USD đứng đầu thế giới về trị giá xuất khẩu , chiếm 14,6% tổng trị giá xuất khẩu hàng hố thế giới, nhập khẩu 931 tỷ USD chiếm 13,9% đến 4/2004 sẽ tăng thêm 10 nước thành EU –25 đưa số dân lên 455 triệu người, GDP xấp xỉ 9000 tỷ USD. Đây sẽ là khối liên minh kinh tế lớn nhất thế giới. Sau đĩ, với Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ và Mỹ la tinh gồm 33 nước với số dân 911 triệu người, GDP của khu vực này trên 11 nghìn tỷ USD sẽ thực hiện vào năm 2005 thì đây sẽ là khu vực mậu dịch tự do lớn nhất về dung lượng thị trường. Khu vực ASEAN+3, ASEAN+ấn Độ, ASEAN + CER (Australia, Newzealand) đang hình thành từ nay đến năm 2010 với số dân trên 2 tỷ người sẽ là khu vực mậu dịch tự do đơng dân nhất.

Tuy xu hướng tồn cầu hố và khu vực hố phát triển nhanh như vậy nhưng do gặp rất nhiêù lực cản từ chính sách bảo hộ nơng nghiệp của các nước phát triển với mức trợ cấp trung bình 1 tỷ USD/ngày cộng với các hàng rào kỹ thuật về an tồn thực phẩm, mơi trường, lạm dụng luật chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp, thủ tục hải quan, ghi nhãn mác...kết hợp với các biến động chính trị đã làm cho thương mại tồn cầu năm 2002 chỉ tăng 2,5% so với 6,5% của những năm 90. Chính vì vậy nên từ hội nghị Doha đến hội nghị Cancun, WTO chủ trương mở rộng

đàm phán tồn diện trên cả bốn lĩnh vực: thương mại hàng hố, thương mại dịch vụ, đầu tư liên quan đến thương mại, sở hữu trí tuệ và một số vấn đề mới phát sinh nhằm thúc đẩy tiến trình tự do hố thương mại.

1.2. Quan điểm và đường lối của Đảng ta về hội nhập kinh tế quốc tế

Đứng trước những thay đổi lớn lao về kinh tế, thương mại tồn cầu, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và sinh học đến như vũ bão; sự tan rã của hệ thống Đơng Âu... từ đại hội VII đảng ta đã chủ trương “Độc lập tự chủ, đa phương hố, đa dạng hố quan hệ đối ngoại” với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển”. Theo tinh thần đĩ, năm 1992, chúng ta đã nối lại được quan hệ với IMF, WB, ADB. Tháng 7-1995, Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam á (ASEAN); năm 1996 tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); tháng 3/1996, tham gia diễn đàn hợp tác á - Âu với tư cách là thành viên sáng lập; tháng 11-1998, Việt Nam được kết nạp là thành viên chính thức của APEC-đây là diễn đàn hợp tác gồm 21 nền kinh tế thuộc châu á, châu Mỹ, châu Đại Dương ở bên bờ Thái Bình Dương; tháng 12/1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập WTO và chúng ta đã qua bốn phiên đàm phán đa phương minh bạch hố chính sách và hai phiên đàm phán mở cửa thị trường, hiện đang tiến hành đàm phán song phương với trên 10 nước.

Kết thúc thế kỷ 20 và bước sang thế kỷ 21 tình hình thế giới và khu vực cĩ nhiều diễn biến phức tạp. Năm 1997, các nước Đơng Nam á rơi vào khủng hoảng tài chính tiền tệ và cho đến tận bây giờ vẫn chưa giải quyết hết được hậu quả của nĩ. Cuộc khủng bố 11/9 tại New York rồi chiến tranh và diễn biến khơng thể lường trước được ở Trung Đơng ...đã khiến khơng ít quốc gia lâm vào tình trạng khĩ khăn. Việt Nam cũng khơng thể nằm ngồi vịng ảnh hưởng. Trong lúc đĩ, nền kinh tế Việt Nam lại đang bước sang giai đoạn hội nhập sâu. Chúng ta phải thực hiện cam kết CEPT/AFTA, thực hiện lộ trình mở cửa theo Hiệp định thương mại Việt-Mỹ; cam kết theo chương trình xố đĩi giảm nghèo với IMF và WB. Nghị

quyết đại hội IX cũng đã đánh giá và dự báo “tồn cầu hố kinh tế là xu thế khách quan, lơi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa cĩ mặt tích cực, vừa cĩ mặt tiêu cực, vừa hợp tác, vừa đấu tranh”. Để cụ thể hố Nghị quyết Đại hội IX về Hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 27/11/2001, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 07-NQ/TW chỉ rõ “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng XHCN, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, bảo vệ mơi trường”. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế chính là để thực hiện các mục tiêu mở rộng thị trường cho các hàng hố và dịch vụ của ta; tranh thủ vốn, cơng nghệ mới và kỹ năng quản lý để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nước mà trước mắt là để thực hiện tốt kế hoạch 5 năm 2001-2005 và chiến lược phát triển kinh tế năm 2001-2010.

Một phần của tài liệu Một số kiến nghị về hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)