Những nhân tố ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu càphê VN.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới (Trang 25 - 26)

hút khoảng 23.000 lao động. Nh vậy việc đẩy mạnh trồng và xuất khẩu cà phê đã và đang tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập cho một bộ phận không nhỏ đồng bào các dân tộc Tây nguyên và Đông nam bộ. Đặc biệt đối với nớc ta, nguồn lao động khá dồi dào, việc phát triển kinh doanh cà phê sẽ thu hút đợc nhiều lao động d thừa trong xã hội, góp phần tăng thu nhập cho ngời lao động, góp phần giải quyết chính sách xoá đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên, làm giảm nạn thất nghiệp, tội phạm và những tệ nạn xã hội khác do không có công ăn việc làm gây nên.

Thứ ba : Phát triển kinh doanh cà phê là một cách thức, một hớng phát

triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế cả nớc.

Phát triển cà phê và một số cây công nghiệp khác có hiệu quả kinh tế cao không chỉ là nguồn tích luỹ vốn quan trọng cho công nghiệp mà là điều kiện thay đổi cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp nớc ta, giúp thoát khỏi thế độc canh cây lúa trớc kia. Phát triển kinh doanh cà phê thực sự mở ra một cơ hội kinh doanh để tăng mức tiết kiệm và đầu t từ nội bộ nền kinh tế, tăng tốc độ tích luỹ vốn; tăng năng suất và thu nhập bình quân của lao động trong ngành, tạo ra nội lực mạnh trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế. Kinh doanh cà phê cũng làm thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ lệ cây công nghiệp so với cây lơng thực đạt hiệu qủa kinh tế cao hơn.

1.3. Những nhân tố ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê VN. VN.

Hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê, chịu tác động của nhiều nhân tố, trong đó có nhân tố khách quan là các điều kiện tự nhiên nh điều kiện địa lý

nhiệt độ, khí hậu, đất đai... Đây là những nhân tố nội tại gắn liền với quá trình sinh trởng của cây cà phê. Đó cũng là nhân tố đặc trng để phân biệt điều kiện sản xuất của cây cà phê so với các loại cây khác. Vì vậy, nếu điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù hợp với quá trình sinh trởng và phát triển của cây thì nó sẽ cho năng suất cao, ngợc lại sẽ hạn chế việc phát triển của cà phê. Cũng chính vì yếu tố nội tại này mà không phải nớc nào cũng trồng đợc cà phê và không phải vùng nào trong một nớc cũng đều trồng đợc cà phê. Nhân tố này rất cần cho việc ngiên cứu để quy hoạch rõ vùng trồng cà phê và các cây công nghiệp, nông sản khác trong cả nớc cũng nh giữa các nớc nhằm phát huy lợi thế so sánh của mỗi nớc. Bên cạnh đó, xuất khẩu cà phê chịu ảnh hởng vào nhiều nhân tố khác nữa cũng rất quan trọng, có thể chia thành 2 nhóm: Nhân tố vĩ mô và nhân tố vi mô.

Một phần của tài liệu Những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới (Trang 25 - 26)