trường sư phạm thuận lợi cho công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên
Giáo dục lý luận Mác-Lênin phải chú ý đến việc nắm chắc tình hình tâm tư, nguyện vọng, chiều hướng tư tưởng, kịp thời tuyên truyền, định hướng dư luận, định hướng chính trị thông qua các hoạt động hay qua đưa những thông tin có nội dung lành mạnh trong nhà trường. Như bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, bằng công cụ thông tin đại chúng dấy lên các phong trào rèn luyện nhân cách, phong trào nói lời hay làm việc tốt, phong trào sinh viên sống và làm việc theo pháp luật… để khắc phục chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, hoài nghi, thiếu lý tưởng vào Đảng và con đường cách mạng của nước ta trong sinh viên. Tiếp tục vận động sinh viên tham gia tích cực các cuộc thi Olimpic các môn khoa học Mác-Lênin do Bộ GD&ĐT và Trung ương Đoàn phát động.
Những hoạt động chính trị xã hội của sinh viên phải được thể chế hoá bằng các quy chế cụ thể như quy chế công tác HS-SV, quy chế nội trú, ngoại trú, quy chế rèn luyện… Cần coi đó là phần thực hành chính trị xã hội và được kiểm định xếp loại bằng quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV theo Quyết định số 42/2002/QĐ-
BGD&ĐT ngày 21-10-2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, phấn đấu tu dưỡng rèn luyện vào Đảng theo Chỉ thị 34/chính trị/TƯ của Bộ chính trị.
Kết quả học tập các môn khoa học Mác-Lênin là một trong những điều kiện quan trọng để xem xét việc xếp loại, khen thưởng và xét công nhận tốt nghiệp.
Nhà trường cần tăng cường hơn nữa sự kết hợp chặt chẽ giữa các đơn vị, phòng ban chức năng trong các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn Mác-Lênin cùng với công tác chính trị tư tưởng cho sinh viên. Tổ Mác-Lênin, phòng công tác học sinh sinh viên và Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong nhà trường cần tăng cường phối hợp trong việc tổ chức những hoạt động mới, đa dạng, phù hợp với các trường CĐSP ở các tỉnh biên giới phía Bắc.
Đoàn thanh niên cần phát động phong trào tình nguyện phù hợp sinh viên trường CĐSP ở các tỉnh biên giới phía Bắc như phát động phong trào tình nguyện của sinh viên về vùng sâu vùng xa, làm công tác mang ánh sáng văn hoá của Đảng đến với các học sinh nơi đó theo các chuyên ngành sinh viên được đào tạo. Chẳng hạn, với sinh viên khoa tin học, ngoại ngữ đem kiến thức tin học ngoại ngữ đến với các em học sinh vùng sâu vùng xa chưa được tiếp cận với những môn học hiện đại đó; ôn tập kiến thức cho học sinh tiểu học, THCS với sinh viên cao đẳng khối tiểu học và hệ cao đẳng THCS…tạo phong trào văn hoá văn nghệ, hướng hoạt động hè của các em học sinh ở vùng sâu xa vào những hoạt động lành mạnh, bổ ích qua đó nâng cao trình độ hiểu biết và mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống và học tập cho các em. Những hoạt động này vừa góp phần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm vừa có ích cho xã hội,hơn nữa xây dựng cho sinh viên lòng yêu các thế hệ học sinh ở quê hương mình cũng như học sinh ở những nơi vùng sâu vùng xa, qua đó có sự định hướng đúng đắn khi ra trường sẵn sàng nhận nhiệm vụ giảng dạy ở những vùng khó khăn. Trong học tập, sinh viên có quyết tâm hơn trong việc rèn đức luyện tài để có hành trang khi ra trường đủ để lập thân và kiến quốc bằng sự nghiệp giáo dục của mình.