Xây dựng môi trường kinh tế-xã hội lành mạnh trong nhà trường và xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay doc (Trang 54 - 56)

đời sống của nhân dân được ổn định và nâng cao thì trình độ dân trí, trình độ nhận thức mới được nâng cao. Đây là một vấn đề thực sự thiết thực và nóng bỏng ở các tỉnh biên giới phía Bắc nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Đúng như Lênin nói: “Đối với người tiểu nông, thì chỉ có cơ sở vật chất, kỹ thuật, những máy kéo và máy móc với qui mô lớn trong nông nghiệp, điện khí hoá trên qui mô lớn có thể làm cho toàn bộ tâm lý của họ có thể nói trở nên lành mạnh được” [56, tr.72].

Sự quan tâm, lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước phải được chứng minh bằng cuộc sống hiện thực của nhân dân. Việc tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới ở các tỉnh đi vào chiều sâu với những bước đi vững chắc theo định hướng XHCN sẽ làm nền tảng cho sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục lý luận Mác-Lênin nói riêng. Trong đó phải kể đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội sẽ góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, trong đó có đội ngũ của đội ngũ giáo viên. Thực tế đó sẽ có vai trò động viên tinh thần sinh viên sư phạm cũng như tính thuyết phục của lý luận Mác-Lênin. Vì dù sao, lý luận Mác-Lênin cũng vẫn là lý luận, nó phải được chứng minh bằng chính thực tiễn cuộc sống đang khởi sắc ở các tỉnh.

3.1.2. Xây dựng môi trường kinh tế -xã hội lành mạnh trong nhà trường và xã hội hội

Để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên CĐSP ở các Tỉnh BGPB cần phải chú ý đến xây dựng môi trường kinh tế, văn hoá, xã hội lành mạnh để ngăn chặn những tác động xấu đến sinh viên.

Để hình thành và phát triển con người một cách toàn diện cần phải có một môi trường kinh tế -xã hội tốt đẹp, trong sạch. Để lành mạnh hoá môi trường kinh tế -xã hội cần phải có một chiến lược phát triển kinh tế -xã hội đúng đắn, khoa học vì con người và do con người ở tầm vĩ mô cũng như việc triển khai thực hiện chiến lược đó. Phát triển kinh tế phải song hành với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, không được tạo ra những nghịch lý, phủ định, triệt tiêu lẫn nhau. Tăng trưởng kinh tế -xã hội phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong suốt quá trình phát triển. Giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thống nhất với nhau, làm cho sự phát triển kinh tế là tiền đề vật chất cho sự phát triển con người, đến lượt nó, chính sự phát triển con người lại thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội.

Theo như đánh giá của Hội nghị 7 khóa 9, Đảng ta đã nghiêm khắc chỉ ra vấn đề bức xúc trong xã hội là “Lòng tin vào Đảng, Nhà nước và chế độ của một bộ phận nhân dân chưa vững chắc, phần vì đời sống còn nhiều khó khăn, phần vì bất bình trước những bất công xã hội và tình trạng tham nhũng, quan liêu, lãng phí còn khá phổ biến và nghiêm trọng, kỷ cương phép nước nhiều lúc, nhiều nơi không nghiêm, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp, trật tự an toàn xã hội còn phức tạp” [34, tr.11]. Vì vậy, để giáo dục lý luận Mác-Lênin đạt được hiệu quả cao thì việc lành mạnh hoá môi trường kinh tế -xã hội là một nhiệm vụ cấp bách, góp phần nâng cao, củng cố lòng tin của thế hệ trẻ. Cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội phải đấu tranh loại bỏ được những cái xấu hiện đang đối lập với lý luận Mác-Lênin một cách kiên quyết, triệt để và có hiệu quả. Cần làm tốt công tác làm trong sạch đội ngũ cán bộ Đảng viên, đó sẽ là một nhân tố thiết thực động viên lớp trẻ học tập tu dưỡng đạo đức cách mạng. Như vậy, môi trường kinh tế-xã hội lành mạnh theo định hướng XHCN thì lý luận về CNXH mới có sức thuyết phục, hướng sinh viên vươn tới lý tưởng cách mạng cao đẹp. Tính hấp dẫn của lý tưởng cộng sản xuất phát ngay từ chính cuộc sống hiện thực làm cho động cơ học tập của sinh viên với lý luận Mác-Lênin được xây dựng một cách vững chắc. Đồng thời, hiệu quả giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên được nâng cao cũng sẽ góp phần chặn đà suy thoái về đạo đức, lối sống, mờ nhạt về lý tưởng cộng sản trong sinh viên.

Cùng với việc phát triển và lành mạnh hóa môi trường kinh tế -xã hội cần phải nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân ở các tỉnh BGPB.

Đặc biệt chú ý, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, tăng cường hỗ trợ y tế vùng sâu, vùng xa làm cơ sở để khắc phục dần những những phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống theo nếp sống mới trong nhân dân. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá thông tin ở các tỉnh, trong đó phải tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển văn hoá, thông tin ở các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng phủ sóng phát thanh, truyền hình, tăng thời lượng phát sóng tiếng dân tộc để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ đời sống tinh thần cho đồng bào ở những vùng sâu, vùng xa và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, khoa học kỹ thuật đến với nhân dân.

Trong nhà trường cần ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực trong học tập thi cử, trong quan hệ thầy trò, chống sự xâm nhập của những tệ nạn xã hội, lối sống thiếu lành mạnh, tạo nên niềm tin của sinh viên vào công bằng xã hội, vào kỷ cương phép nước trong nhà trường.

Cần phát huy tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, GV ở các trường CĐSP biên giới phía Bắc. Kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực trong nội bộ trường, xây dựng môi trường văn hoá, môi trường sư phạm lành mạnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay doc (Trang 54 - 56)