Ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay doc (Trang 25 - 30)

những vấn đề đặt ra

2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên

các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc

2.1.1. ảnh hưởng của tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc biên giới phía Bắc

Với tư cách là một chức năng của xã hội, giáo dục chịu sự quy định của các quá trình khác: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội … Vì vậy, luận văn sẽ đề cập tới những yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của các tỉnh biên giới phía Bắc có liên hệ, tác động đến giáo dục nói chung và giáo dục lý luận Mác-Lênin nói riêng cho sinh viên trường CĐSP ở các tỉnh.

Hiện nay, các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta gồm 8 tỉnh thuộc vùng Đông bắc và Tây bắc là: Cao bằng, Điện biên, Hà giang, Lào cai, Lạng Sơn, Lai châu, Quảng ninh, Sơn La. Tổng diện tích của các tỉnh biên giới phía Bắc là 67.669 km2 (chiếm 20,6 % diện tích cả nước), với tổng dân số tính đến đầu năm 2004 (Nguồn: Atlat Địa lý Việt nam, Nxb Giáo dục-Tranh ảnh GD năm 2004) là 5.083.490 người, chiếm 6,4% tổng dân số của cả nước. Đây là các tỉnh có quy mô và mật độ dân số không cao so với mức bình quân của cả nước: 36 người/km2 (Lai châu); 43 người/km2(Điện biên); 76 người/km2(Cao bằng); 77 người/km2(Lào cai); 89,4 người/km2(Lạng Sơn)…

Các tỉnh biên giới phía Bắc có đường biên giới dài 2.100,3 km giáp với hai nước bạn CHDCND Lào và CHND Trung Hoa giữ một vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng. Đặc biệt là từ tháng 11-1991 khi quan hệ Việt Trung bình thường hoá quan hệ trở lại và mậu dịch biên giới chính thức được mở cửa thông thương, với hệ thống các cửa khẩu quốc tế, quốc gia và nhiều cặp chợ biên giới là lợi thế để các tỉnh phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của các tỉnh. Trong đó phải kể đến các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai… mấy

năm gần đây thực sự trở thành những cửa khẩu giao lưu kinh tế quan trọng và sầm uất trên biên giới giữa nội địa quốc gia với nước bạn Trung quốc.

Các tỉnh biên giới phía Bắc có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên, do địa hình bị chia cắt mạnh nên có đan xen một số tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới và ôn đới ở vùng cao núi đất và núi đá. Cùng điều kiện khí hậu đặc trưng là các nguồn tài nguyên đa dạng về: đất, rừng, khoáng sản, biển… sẽ là điều kiện thuận lợi cho các Tỉnh biên giới phía Bắc phát triển các ngành công, nông, lâm, ngư nghiệp đa dạng và phong phú. Hiện nay, với những tiềm năng kinh tế đó các tỉnh đang từng bước khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Nền nông nghiệp đang chuyển dần từ thế độc canh, tự cung tự cấp sang sản xuất kinh doanh hàng hoá. Trong công nghiệp, một số ngành có tốc độ tăng trưởng khá nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Bên cạnh đó, cơ cấu các thành phần kinh tế của các tỉnh cũng có chuyển biến rõ nét. Các khu vực kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân, cá thể và các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh kiểu mới cũng được hình thành trong điều kiện kinh tế thị trường. Khu vực kinh tế nhà nước tăng trửơng với tốc độ nhanh và ngày càng khẳng định vị trí vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển kinh tế và tạo điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của các tỉnh.

Những thành tựu về kinh tế-xã hội của các tỉnh đã góp phần làm cho tình hình chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao, trong đó phải kể đến sự thay đổi diện mạo cuộc sống của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa. Với kết quả của công cuộc xoá đói giảm nghèo, số hộ đói nghèo ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã giảm. Cụ thể: Hà giang năm 1997 có 34% số hộ đói nghèo, 1998 giảm xuống còn 28,3%, 1999 còn 22,2% và 2002 đánh giá theo tiêu chí mới, tỷ lệ đói nghèo còn 18%. Lào cai năm 2000 có 29,96% số hộ đói nghèo, 2003 toàn tỉnh còn 13,3% số hộ đói nghèo. Lạng Sơn năm 2003 còn 12,5% số hộ đói nghèo. Cùng với những thành tựu đó, hệ thống điện, đường, trường, trạm được xây dựng tới các địa phương đã thực sự đem ánh sáng văn hoá của Đảng đến với đồng bào. Trước những thành tựu đó, đồng bào các dân tộc rất tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Với truyền thống cách mạng, yêu nước, đoàn kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào các dân tộc ở các tỉnh biên giới phía Bắc đang quyết tâm xây dựng vùng biên cương ngày càng giàu mạnh.

Về văn hoá-giáo dục, với những thành tựu đạt được trong kinh tế và sự quan tâm

đến sự nghiệp phát triển giáo dục, các tỉnh biên giới phía Bắc đã thực hiện tốt nhiệm vụ xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc. Đến nay các tỉnh biên giới phía Bắc đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tỷ lệ người dân biết chữ tăng lên, số trẻ em đi học đúng độ tuổi và tốt nghiệp tiểu học ngày càng tăng. Trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc được nâng lên so với trước đây. Phổ cập giáo dục THCS bắt đầu được thực hiện từng bước ở các tỉnh biên giới phía Bắc. Đã có những giáo viên người dân tộc thiểu số có trình độ ĐH và sau ĐH, đây là một nguồn nội lực quan trọng để phát triển giáo dục và nâng cao trình độ dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở cả những vùng sâu vùng xa và vùng khó khăn.

Chính sách đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu ở các tỉnh bgpb đã tác động đến sinh viên các trường CĐSP. Chủ trương không thu học phí đối với sinh viên các trường sư phạm đã giúp nhiều sinh viên thuộc diện chính sách, diện nghèo, học giỏi có điều kiện được đi học ở các trường CĐSP của tỉnh. Nhiều sinh viên đã khắc phục khó khăn trong điều kiện sống xa nhà để học tập tốt. Nhờ có chính sách ưu tiên ngành giáo dục, đặc biệt là chính sách thu hút giáo viên vào phục vụ sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu vùng xa, những năm gần đây đã tạo sức hấp dẫn đáng kể đối với học sinh tốt nghiệp PTTH nhất là con em các dân tộc thiểu số ở các vùng khó khăn trong tỉnh. Số lượng học sinh PTTH thi tuyển sinh vào trường ngày càng nhiều, làm chất lượng đầu vào của các trường được nâng cao, tuyển được nhiều học sinh giỏi vào ngành sư phạm của tỉnh. Đồng thời góp phần giải quyết được tình trạng thiếu giáo viên trong những năm qua. Hiện nay các tỉnh đang đi vào chuẩn hoá, nâng cao trình độ giáo viên phổ thông. Đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên trong những năm gần đây đã được ổn định và cải thiện hơn, do đó đã tạo ra động lực cho sinh viên các trường CĐSP yên tâm học tập phấn đấu rèn luyện trở thành người giáo viên tương lai.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, điều kiện thuận lợi và những thành tựu đạt được trong những năm qua thì nền kinh tế các tỉnh vẫn đứng trước nhiều khó khăn, trở ngại và thách thức. Đó là nền kinh tế cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán. Trình độ lực lượng sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp, cơ cấu kinh tế chậm đổi mới.

Các điều kiện vật chất-kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội còn thiếu hụt và lạc hậu. Lực lượng lao động của các tỉnh biên giới phía Bắc khá dồi dào, số lao động trong độ tuổi chiếm trên 50 % tổng dân số, nhưng lực lượng lao động của các tỉnh chủ yếu là lao động nông nghiệp, tính đến năm 2002 vẫn chiếm trên 80% lao động mỗi tỉnh (Lạng Sơn 82%; Cao bằng 89,3%; Hà giang 93,17%). Mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực và trình độ của lao động các tỉnh nhìn chung còn ở trình độ thấp, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ trọng rất nhỏ, số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao ít.

Trong khi đó mức sống và điều kiện sống của đồng bào ở các xã vùng cao, vùng xa, vùng biên giới còn gặp rất nhiều khó khăn. Các điều kiện để phát triển y tế, giáo dục, văn hoá, xã hội còn nhiều hạn chế. ở một số địa phương trong các tỉnh còn tồn tại các tập quán sinh hoạt cũ. Giữa các hộ dân cư, giữa các cộng đồng hoặc giữa thành thị và nông thôn có sự chênh lệch về mức sống, điều kiện sống từ đó nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc về mặt xã hội. Cũng từ khi các tỉnh bước vào thời kỳ đổi mới và chuyển sang kinh tế thị trường, việc mở cửa biên giới, thông thương với nước bạn Trung Quốc, cũng như mở rộng giao lưu kinh tế thu hút các nguồn lực từ bên ngoài, các tỉnh có cơ hội hơn để phát triển nhanh các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ. Tuy nhiên cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Số người đi lại qua biên giới tương đối đông để làm ăn, buôn bán, tham quan, du lịch… Đồng thời tình trạng buôn lậu, trốn thuế, buôn hàng quốc cấm đều diễn ra phức tạp. Cùng với đó là sự nảy sinh một số tệ nạn xã hội khác như ma tuý, gái mại dâm, buôn bán phụ nữ, trẻ em qua biên giới đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Các tỉnh biên giới phía Bắc là nơi cư trú của hơn 30 dân tộc, với nhiều nhóm địa phương ở nhiều ngữ hệ khác nhau. Bên cạnh đồng bào dân tộc Kinh là đồng bào các dân tộc ít người gồm những dân tộc Nùng, Tày, Dao, Hoa, Sán chay, H.Mông và một số dân tộc ít người khác chiếm hơn 70% dân số của các tỉnh. Mỗi dân tộc có những sắc thái riêng trong phong tục tập quán cũng như đời sống văn hoá tinh thần, từ đó tạo nên nền văn hoá phong phú, đa dạng. Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, những tập tục lạc hậu được loại bỏ dần và tăng cường đẩy mạnh nếp sống mới trong đời sống nhân dân. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài, bởi vì các tục lệ, nghi lễ trong sinh đẻ, hôn nhân, ma chay… và các hình thức tín ngưỡng, các quan niệm truyền thống còn tồn

tại trong đồng bào rất đa dạng, phức tạp. Cũng chính từ những phong tục tập quán lạc hậu, những lễ nghi phiền phức đã góp phần làm hạn chế trình độ nhận thức, khả năng hiểu biết và sự tiếp cận những yếu tố tích cực, tiến bộ của một bộ phận không nhỏ trong đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là ở các xã vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh trình độ dân trí còn thấp, còn chênh lệch so với các vùng tập trung dân cư như thị trấn, thị xã. Bên cạnh đó các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, phao tin đồn nhảm, gieo rắc mê tín dị đoan trong đồng bào các dân tộc thiểu số để chống lại Đảng và Nhà nước ta. Những hiện tượng đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống của đồng bào, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và tốc độ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực và cả nước.

Trong những năm qua, ở những vùng sâu vùng xa của các tỉnh biên giới phía Bắc, do địa hình phức tạp và dân cư sống thưa thớt rải rác nên nhiều xã vẫn chưa có điện, chưa có đường ô tô đến xã và chưa có trạm bưu điện và dịch vụ công cộng khác như chưa có hệ thống thông tin liên lạc và cả loa truyền thanh công cộng…làm cho hoạt động văn hoá, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, khoa học kỹ thuật khó đến được với người dân và đó cũng là những trở ngại lớn đối với quá trình xây dựng và phát triển kinh tế -xã hội. Do nền nông nghiệp sản xuất giản đơn thu hút cả lao động trẻ em, dẫn đến tình trạng trẻ em bỏ học thất học còn nhiều, làm cho tỷ lệ mù chữ của nhiều huyện, nhiều dân tộc trong các tỉnh còn tồn tại, nhiều người còn chưa biết tiếng nói phổ thông. Đời sống kinh tế, văn hoá xã hội như vậy ảnh hưởng rất lớn đến đặc điểm tư duy, tâm lý của sinh viên các trường CĐSP.

Tóm lại, tình hình phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục của các tỉnh biên giới phía Bắc đã tác động đến việc giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên các trường CĐSP có cả mặt thuận lợi và cả khó khăn. Một mặt, việc phát triển kinh tế văn hoá, giáo dục ở các tỉnh biên giới phía Bắc đã chứng minh cho đường lối đúng đắn và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta. Nhân dân các tỉnh biên giới phía Bắc và sinh viên CĐSP phấn khởi, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào con đường đi lên CNXH, con đường ĐLDT và CNXH, mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Những điều đó góp phần khơi dậy ở sinh viên lý tưởng hoài bão lập nghiệp kiến quốc bằng sự nghiệp “trồng người” của mình. Mặt khác, tình hình kinh tế -xã hội đang biến đổi từng ngày từng

giờ có ảnh hưởng phức tạp đến tâm lý con người nói chung và người học nói riêng. Đây là vấn đề bức xúc và là mối quan tâm của tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay doc (Trang 25 - 30)