phía Bắc.
2.1.2. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên cho sinh viên
Để đáp ứng được yêu cầu của cách mạng Việt nam trong thời kỳ mới, hơn lúc nào hết, sự nghiệp giáo dục phải có nhiệm vụ cải tạo toàn bộ hệ thống giáo dục, khắc phục những yếu kém lạc hậu trì trệ của hệ thống đó, mở ra hướng đi mới cho sự nghiệp giáo dục toàn diện.
Xuất phát từ thực tiễn phát triển giáo dục - đào tạo hiện nay, tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IX Đảng ta đã chỉ ra những yếu kém bất cập, trong đó nổi lên vấn đề bức xúc nhất trong giáo dục nước ta hiện nay là “chất lượng giáo dục toàn diện, trước hết là chất lượng giáo dục chính trị, lý tưởng, đạo đức lối sống, đặc biệt ở bậc cao đẳng, đại học” [33, tr.40-41].
Giáo dục đào tạo phải gắn liền dạy chữ với dạy nghề, trong đó dạy người là mục đích cao nhất. Coi trọng trí tuệ tài năng, lấy đạo đức làm gốc, tất yếu phải nâng cao chất lượng dạy và học lý luận Mác-Lênin và tư tưỏng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng. Công tác giảng dạy-học tập lý luận Mác-Lênin nói riêng, công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin nói chung là một nội dung thuộc bản chất của nhà trường XHCN, cùng với các bộ môn khoa học và các lĩnh vực giaó dục khác phải góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài:
Thực hiện giáo dục toàn diện, tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, nhất là trong các trường cao đẳng,đại học; đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, bản lĩnh chính trị, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, lối sống văn hoá, tác phong công nghiệp, tinh thần học hỏi, chí tiến thủ, lập thân lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn; đào tạo lớp người lao động năng động, sáng tạo, có sức khoẻ, có kiến thức, làm
chủ kỹ năng nghề nghiệp, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên nắm bắt thành tựu mới về khoa học và công nghệ [33, tr.46-47].
Theo tinh thần chỉ đạo của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới là cần phải “đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lý luận, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả”, phải “đề cao và coi trọng giáo dục đạo đức công dân đặc biệt là trong các trường học, trong thanh thiếu niên” [32, tr.23]. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị tạo nên sự thống nhất cao hơn nữa trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân đó là nhiệm vụ của công tác lý luận trong tình hình mới. Nhằm triển khai thực hiện nghị quyết Trung ương lần thứ năm khóa IX, cần thiết phải thực hiện nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin trong các trường đại học và cao đẳng. Ban khoa giáo Trung ương đã phối hợp với Bộ GD& ĐT xây dựng đề án nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin. Ngày 24-6-2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 494/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, học tập các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng". Đây là cơ sở chỉ đạo để việc giảng dạy, học tập các môn khoa học Mác-Lênin ở các trường đại học, cao đẳng ngày càng được nâng cao và chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo.
Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Ban khoa giáo Trung ương, Ban Tư tưởng-Văn hoá Trung ương chỉ đạo việc xây dựng chương trình, đề cương, giáo trình đổi mới phương pháp của các môn học, các chế độ chính sách đối với lĩnh vực giáo dục này cùng với các văn bản hướng dẫn thực hiện để tạo môi trường thuận lợi cho công tác giáo dục lý luận Mác- Lênin ở các trường đại học, cao đẳng.
Để khẳng định vị trí của các môn khoa học Mác-Lênin trong các trường đại học, cao đẳng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 02/2004QĐ-BGD&ĐT về việc thi cuối khoá các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo quyết định này các trường cao đẳng sẽ tổ chức thi từ năm học 2005 theo công văn hướng dẫn của Bộ.