Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên các môn khoa học Mác-Lênin

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay doc (Trang 60 - 62)

cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm các tỉnh biên giới phía Bắc

Để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên các trường CĐSP biên giới phía Bắc cần phải nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác-Lênin trong nhà trường. Để làm được điều đó, cần phải có những biện pháp sau

3.2.2.1. Nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên các môn khoa học Mác-Lênin Mác-Lênin

Với vai trò là chủ thể của quá trình dạy học, giáo viên Mác-Lênin là yếu tố rất cơ bản quyết định chất lượng và hiệu quả giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin trong các nhà trường. Trên cơ sở nghiên cứu về thực trạng đội ngũ giáo viên Mác-Lênin trường CĐSP các tỉnh biên giới phía Bắc, cần đẩy mạnh công tác xây dựng, đào tạo và bồi dưỡng hướng tới giải quyết một cách cơ bản tình trạng đội ngũ giảng viên vừa thiếu vừa yếu.

Về số lượng, cần có kế hoạch tuyển dụng giáo viên các môn khoa học Mác-Lênin

phù hợp nhu cầu giáo viên của trường, đảm bảo tuyển giáo viên được đào tạo đúng những chuyên ngành đang cần bổ sung, có khả năng sư phạm, có phẩm chất chính trị, đạo đức của người giáo viên giảng dạy lý luận Mác-Lênin.

Về chất lượng đội ngũ

Cần thành lập tổ Mác-Lênin độc lập ở tất cả các trường CĐSP BGPB, hướng tới trong mỗi tổ phân thành các nhóm chuyên môn như: nhóm Triết học, nhóm Kinh tế chính trị, nhóm CNXH khoa học, tạo nên tính chuyên môn hoá cao trong nghề nghiệp dẫn đến nâng cao trình độ của giáo viên.

Từng bước thực hiện chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cả về chuyên môn nghiệp vụ, cả về phẩm chất đạo đức và chính trị. Phấn đấu trong thời gian tới, giáo viên được đào tạo chuyên môn nào thì dạy môn ấy, không dạy vượt quá nhiều giờ so với giờ chuẩn. Bảo đảm cân đối thời gian giảng dạy và các hoạt động khác như: dự giờ, họp hành…với công tác nghiên cứu khoa học. Dành thời gian hợp lý cho giáo viên nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.

Bước vào thế kỷ XXI, con người và xã hội vận động và biến đổi rất nhanh, khoa học và công nghệ luôn luôn đạt được những thành tựu mới, chỉ trong vài năm tri thức của loài người lại tăng gấp bội, đặt ra những vấn đề lý luận và thực tiễn mới cần giải quyết. Vì thế cần tổ chức bồi dưỡng định kỳ cho giáo viên Mác-Lênin theo một kế hoạch thống nhất, có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban tư tưởng văn hoá trung ương, Ban khoa giáo trung ương và Bộ GD&ĐT, các cơ quan nghiên cứu lý luận với các nhà trường.

Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao trình độ học vấn, đạt được học vị và chức danh khoa học đích thực, tránh sa vào tệ “bằng cấp” không chất lượng.

Tăng cường bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về ngoại ngữ, tin học, khả năng sử dụng phương tiện kỹ thuật hiện đại trong giảng dạy.

Đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên Mác-Lênin.

Các trường cần tạo điều kiện để giáo viên Mác-Lênin thực hiện chế độ đi thực tế 10 ngày tại các địa phương, các doanh nghiệp, các cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, các di tích văn hoá, di tích cách mạng và lịch sử nhằm tăng sự am hiểu thực tế cho đội ngũ giáo viên. Đây là một trong những yêu cầu cần thiết phải có của giáo viên Mác-Lênin để họ có khả năng gắn lý luận với thực tiễn và đưa được những ví dụ liên hệ của chính cuộc sống vào bài giảng làm bài giảng hấp dẫn, có tính thuyết phục hơn.

Đầu tư kinh phí cho giáo viên Mác-Lênin tham quan, giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với giáo viên Mác-Lênin các trường CĐSP khác, đặc biệt là giữa các trường ở các tỉnh biên giới phía Bắc.

Như vậy, để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn khoa học Mác-Lênin, cần thiết phải nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên Mác-Lênin. Đội ngũ này, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn còn phải nghiên cứu, tìm kiếm thông tin khoa học mới để bổ sung vào bài giảng, phải có bản lĩnh chính trị, có kinh nghiệm giảng dạy,

có kiến thức xã hội rộng, có khả năng phát hiện và giải quyết những vấn đề lý luận và thực tiễn, có tâm huyết với nghề. Muốn vậy, cần tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để giáo viên Mác-Lênin không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trau dồi phẩm chất chính trị đạo đức bằng những biện pháp cụ thể.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay doc (Trang 60 - 62)