Bắc
Giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên là một bộ phận của công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường, có liên quan đến mức độ kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin - một nền tảng tư tưởng của Đảng ta, liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và mục tiêu đào tạo của các trường CĐSP biên giới phía Bắc. Trong tình hình công cuộc đổi mới ngày càng được đẩy mạnh, thế giới có những diễn biến phức tạp cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển ở các tỉnh biên giới phía Bắc thì công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên càng phải kiên trì và phải được coi trọng. Bởi vậy nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục lý luận Mác-Lênin trong nhà trường CĐSP ở các tỉnh biên giới phía Bắc là rất cần thiết. Trước hết phải khắc phục thái độ coi nhẹ, xem thường các môn khoa học Mác-Lênin của một bộ phận sinh viên hiện nay. Giáo dục lý luận Mác- Lênin cần giáo dục cho sinh viên có nhận thức, thái độ học tập đúng đắn hơn để có sự “cố gắng học tập, coi việc học tập lý luận chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình”. Sinh viên cần nhận thức được mối quan hệ của giáo dục lý luận Mác-Lênin với yêu cầu giáo dục chính trị, đạo đức, tư tưởng, lối sống, góp phần phát triển nhân cách toàn diện cho sinh viên. Giúp sinh viên hiểu đúng vị trí, vai trò của giáo dục lý luận Mác-Lênin là
một bộ phận không thể thiếu trong chương trình giáo dục toàn diện của nhà trường XHCN.
Với các khoa đào tạo chuyên ngành cần xác định rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa các môn khoa học Mác-Lênin với các môn khoa học chuyên ngành để phối hợp kế hoạch giảng dạy và xác định động cơ học tập cho sinh viên.
Đấu tranh phê phán thái độ thờ ơ chính trị, coi thường lý luận, mơ hồ về niềm tin, lý tưởng trong một bộ phận cán bộ giáo viên và sinh viên trong nhà trường. Khắc phục thái độ coi trọng chuyên môn, nghiệp vụ đơn thuần, coi nhẹ giáo dục lý luận Mác-Lênin và rèn luyện tư tưởng đạo, lối sống. Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình, phê bình làm cho mỗi cán bộ, Đảng viên thực sự là tấm gương về mọi mặt cho sinh viên và quần chúng noi theo; kiên quyết phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch có hại đến độc lập chủ quyền và định hướng XHCN của nước ta.
Để nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin trong nhà trường, đòi hỏi phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng bộ và Ban giám hiệu của các trường CĐSP BGPB đối với công tác giáo dục lý luận Mác-Lênin. Cụ thể:
Các cấp uỷ, các tổ chức cơ sở Đảng, các đoàn thể thông qua sinh hoạt thường kỳ phải luôn quán triệt các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác-Lênin trong nhà trường, các trường cần chủ động chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện một cách sáng tạo Quyết định 494/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ là văn bản pháp lý thể hiện vị trí của các môn khoa học Mác-Lênin trong sự nghiệp giáo dục sinh viên trong giai đoạn hiện nay.
Mặt khác, phòng quản lý HS-SV và Tổ Mác-Lênin ở các trường CĐSP, với tư cách là lực lượng chủ công trong giáo dục lý luận Mác-Lênin và giáo dục tư tưởng chính trị đạo đức cho sinh viên cần được các cấp uỷ và Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để nâng cao hiệu quả công việc.
Các trường cần có phòng chính trị hoặc phòng công tác HS-SV độc lập để làm tốt hơn vai trò và chức năng quản lý công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho sinh viên.
Tạo môi trường thuận lợi cho sinh viên học tập, rèn luyện. Đảng bộ và Ban giám hiệu các nhà trường cần tiếp tục quan tâm đến việc nắm tình hình diễn biến tư tưởng, xây
dựng môi trường văn hoá phục vụ công tác tư tưởng, chính trị trong nhà trường. Các nghị quyết, các chương trình hành động và công tác của các đoàn thể quần chúng phải chú ý đến nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng cho đoàn viên, sinh viên. Tiếp tục đưa cuộc vận động "kỷ cương, tình thương và trách nhiệm" do Công đoàn phát động đi vào chiều sâu để góp phần củng cố và nâng cao trách nhiệm của cán bộ, giảng viên đối với sự nghiệp GD&ĐT và đối với thế hệ trẻ.