Về nội dung chương trình, cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay doc (Trang 48 - 49)

Thứ nhất, về nội dung chương trình

Để đáp ứng yêu cầu giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên, năm 1991 Bộ GD&ĐT đã ban hành Bộ chương trình và Đề cương bài giảng các môn khoa học Mác- Lênin. Thực hiện Quyết định số 255-CT ngày 17-3-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) Hội đồng biên soạn giáo trình quôc gia các bộ môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã được thành lập để tổ chức biên soạn các giáo trình chuẩn quốc gia. Từ năm 1998 đến nay, tất cả các giáo trình chuẩn quốc gia đã được biên soạn và xuất bản. Bộ cũng đã xây dựng giáo trình các môn khoa học Mác- Lênin dùng cho các trường cao đẳng và đại học, so với cuốn Đề cương bài giảng đại học cao đẳng xuất bản trước đây đã thể hiện sự kế thừa, phát triển và phù hợp với đặc điểm sinh viên hiện nay. Đây là cơ sở pháp lý để chỉ đạo thống nhất nội dung giảng dạy và học tập, là “chuẩn” kiến thức để kiểm tra đánh giá việc dạy và học các môn Mác-Lênin ở các trường.

Ưu điểm của nội dung giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin mới ban hành: cơ bản quán triệt được các quan điểm của Đảng, thể hiện sự kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin đồng thời có điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tiễn đổi mới của đất nước, xu hướng vận động của thời đại và tiếp thu được những thành tưụ của khoa học công nghệ mới, nội dung đã đi vào những vấn đề lý luận phục vụ đường lối đổi mới của Đảng trong giai đoạn hiện nay và cả những vấn đề của thực tiễn đặt ra đòi hỏi lý luận phải giải quyết.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được thì hệ thống chương trình, giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin vẫn còn một số hạn chế:

Hàm lượng khoa học chưa thật cao, còn nặng về quan điểm chính trị. Nội dung chủ yếu là yêu cầu người học thừa nhận một cách xuôi chiều. Các nội dung được chuyển tải còn nặng về kinh điển, trích dẫn, chỉ tập trung trả lời câu hỏi về các nhà kinh điển, các văn kiện đã nói như thế nào chứ chưa quan tâm cắt nghĩa được cơ sở khách quan, khoa học của các nguyên lý, quan điểm và lý giải khả năng ứng dụng và tính hiện đại của chúng. Các nguyên lý kinh điển, các quan điểm vì thế có lúc trở nên xơ cứng, thiếu hấp dẫn. ở đây còn chưa có một sự so sánh, đối chiếu cần thiết giữa lý luận Mác-Lênin với nhiều lý thuyết hiện hành để nâng cao tính chiến đấu, phê phán một cách có căn cứ,

thuyết phục cũng như để khẳng định vị trí không thể thay thế được của chủ nghĩa Mác- Lênin trong quá trình phát triển hiện tại và tương lai của xã hội loài người.

Các vấn đề lý luận và thực tiễn được trình bày còn có sự chưa thống nhất, lý luận chưa có sức thuyết phục cao do nhiều vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra, vì vậy, trong nội dung chương trình các môn học còn nhiều vấn đề làm cho giảng viên thấy rất "khó giảng" vì chưa thực sự có sức thuyết phục người học cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Chưa có giáo trình các môn khoa học Mác-Lênin dùng riêng cho trình độ cao đẳng, nội dung chương trình chưa thực sự sát với chuyên ngành được đào tạo, còn rộng so với thời gian đào tạo, gây nên ấn tượng nặng nề về bộ môn, chưa phù hợp với đặc điểm tư duy, hiểu biết xã hội, trình độ nhận thức, khả năng ngôn ngữ…của sinh viên CĐSP ở các tỉnh biên giới phía Bắc…

Thứ hai, về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ việc dạy và học các môn khoa học Mác-Lênin

Để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên CĐSP các tỉnh biên giới phía Bắc, tất yếu phải có sự đầu tư cơ sở vật chất. Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất của các trường đã từng bước được cải tiến theo hướng hiện đại và đầy đủ hơn như: tổng số giáo trình, đầu sách và tài liệu tham khảo liên quan đến các môn khoa học Mác-Lênin trong thư viện các trường đã được tăng cường về số lượng và chủng loại, có một số thiết bị dạy học hiện đại phục vụ việc dạy và học. Tuy nhiên, do các trường CĐSP nằm trong hệ thống các trường sư phạm thực hiện không thu học phí nên kinh phí hoạt động của nhà trường chủ yếu dựa vào nguồn kinh phí có hạn của Nhà nước, trong khi đó các tỉnh biên giới phía Bắc vẫn còn là những tỉnh khó khăn nên cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ dạy và học còn thiếu thốn. Tình trạng thiếu giáo trình, sách báo chuyên ngành, phương tiện thông tin, phương tiện dạy học hiện đại cho giáo viên, sinh viên dẫn đến dạy “chay”, học “chay” vẫn là tình trạng phổ biến ở các trường CĐSP biên giới phía Bắc. Trong thời gian tới cần có sự quan tâm đầu tư tốt hơn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác-Lênin ở các trường.

2.3. Những vấn đề đặt ra của việc giáo dục lý luận Mác-Lênin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho sinh viên các trường cao đẳng sư phạm ở các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam hiện nay doc (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)