Chiến lược đổi mới đa dạng hóa sản phẩm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 64 - 66)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HDBANK

3.4.2Chiến lược đổi mới đa dạng hóa sản phẩm

Do ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ nên các khi chình sách của 1 ngân hàng đưa ra sẽ có rất nhiều các ngân hàng khác sao chép theo làm cho tuổi thọ của các chính sách không được lâu dài. Chính vì vậy HDBank phải luôn tự đổi mới nhằm liên tục tạo ra lợi thế cạnh tranh mới trên thị trường. Nếu HDBank không chịu đổi mới các sản phẩm của mình sẽ bị các ngân hàng khác vượt mặt một cách nhanh chóng. Cho nên chiến lược liên tục đổi mới cần được coi là chiến lược quan trọng cần phải được tiến hành thường xuyên và toàn diện với tất cả các nguồn lực của ngân hàng.

Chiến lược đổi mới cần được hiểu với đầy đủ nội dung của nó đó là đổi mới không chỉ đơn giản là việc phát minh ra cái mới mà còn cần hoạch định các hoạt động nhằm chương trình hoá để triển khai thực hiện phát minh đó một cách nhanh nhất, đưa ra thị trường kịp thời nhất và phải được khách hàng công nhận.

Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, HDBank không những chỉ cạnh tranh với các NHTM trong nước mà phải đối mặt với các chi nhánh NHTM nước ngoài. Trong quá trình hội nhập của nền kinh tế, các rào cản đối

với các NHTM nước ngoài được nới lỏng và dần đi đến xoá bỏ sẽ là một thách thức rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của HDBank nói chung hoạt động huy động vốn nói riêng. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, HDBank phải phân tích để nhận thức rõ những ưu điểm của đối thủ cạnh tranh như năng lực tài chính hùng mạnh, sản phẩm huy động phong phú...Với lợi thế mạng lưới rộng khắp, hiểu được phong tục tập quán người Việt, HDBank cần năng động, sáng tạo để đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, tăng thị phần trong lĩnh vực này. Trong thời gian qua, HDBank đã áp dụng khá nhiều hình thức huy động vốn nhưng trên thực tế nó còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Trong thời gian tới HDBank nên mở rộng theo hướng:

- Linh hoạt về kỳ hạn: Đa dạng hoá các loại kỳ hạn như 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng....Riêng đối với tổ chức kinh tế cần áp dụng phương thức huy động vốn với lãi suất theo nhóm kỳ hạn thay cho cách thức như hiện nay vì mỗi một doanh nghiệp có thời gian vốn nhàn rỗi là khác nhau. Đối với các quỹ đầu tư, các cơ quan trực thuộc chính phủ hoạt động phi lợi nhuận có nguồn vốn lớn, ổn định ngoài việc ưu đãi về lãi suất cần đa dạng thêm hình thức trả lãi nhằm khuyến khích họ gửi kỳ hạn lâu dài như huy động 24 tháng lãi trả hàng tháng đồng thời quy định riêng về mức lãi suất phạt trong trường hợp rút trước hạn .Hiện nay, HDBank tại Hà Nội đã thực hiện hiện đại hoá chương trình kế toán và hệ thống thanh toán, chương trình mới này cho phép khách hàng gửi tiền và rút tiền tại nhiều nơi khi đã có tài khoản tại một chi nhánh trong hệ thống HDBank. Nhưng để có thể cho phép khách hàng rút tiền tại các chi nhánh khác nhau trong hệ thống thì vấn đề bảo đảm an toàn tài sản cho khách hàng và ngân hàng được đặt lên hàng đầu. HDBank cần có những giải pháp

hoàn thiện chương trình mẫu dấu, chữ ký đồng thời đưa ra quy trình chuẩn trên toàn hệ thống.

- Áp dụng hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn kết hợp với hạn mức tín dụng đối với các cá nhân có thu nhập cao. Với hình thức này, khách hàng gửi tiền có thể sử dụng món tiền gửi của mình làm thế chấp để vay ngân hàng. Hình thức này có tác dụng giúp ngân hàng vẫn duy trì được số dư tiền gửi đồng thời lại tăng dư nợ cho vay.

- Tổ chức khảo sát, phân tích điều kiện tình hình huy động vốn tại từng điểm huy động vốn để có biện pháp thiết thực nhằm tăng khả năng huy động vốn. Áp dụng hình thức chiết khấu kỳ phiếu, trái phiếu, hình thức tiết kiệm có dự thưởng để tăng tính hấp dẫn của các hình thức huy động.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 64 - 66)