PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HỒ CHÍ MINH (HDBANK) GIAI ĐOẠN 2005-
2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn với sự phù hợp với việc sử dụng vốn
- Nội tệ 1.085 58.45 2.043 63.52 7.722 62.16
-Ngoại tệ (quy đổi) 786 41.55 1.201 36.48 4.734 37.84
Tổng cộng 1.871 100 3.244 100 12.456 100
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006,2007,2008 của HDBank )
Năm 2006 nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ quy đổi đạt 786 tỷ VND chiếm 41,69% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2008 nguồn vốn này chỉ tăng nhẹ đạt 1.201 tỷ VND và chiếm 36,48% tổng nguồn vốn huy động. Nguyên nhân là do từ năm 2007 có hiện tượng mà người ta gọi là “đô la hoá ngoại tệ”, tỷ giá ngoại tệ liên tục tăng cho dù đã có sự điều tiết của NHNN, mặt khác giá đất đai, bất động sản cũng tăng, người dân lo ngại sự mất giá của đồng bản tệ nên găm giữ ngoại tệ. Họ có thể gửi vào ngân hàng hoặc không bởi lãi suất ngân hàng đối với ngoại tệ trong thời gian này liên tục giảm. Bản thân các ngân hàng cũng không cho vay được nhiều bằng ngoại tệ hơn nữa nguồn vốn bản tệ của ngân hàng trở nên khan hiếm hơn, chính vì vậy trong giai đoạn này đặc biệt là sang năm 2008 lãi suất đối với VND liên tục tăng nhằm phá bỏ hiện tượng đô la hoá trên, kích thích người dân gửi bản tệ vào ngân hàng . Nhanh chóng nắm bắt được thị trường, HDBank đã có những chính sách huy động vốn ngoại tệ đảm bảo tỷ lệ tương đối cân đối giữa nguồn vốn huy động nội tệ và ngoại tệ như: không mua bán ký gửi với các tổ chức tín dụng không lien quan tới vấn đề xuất nhập khẩu, hạn chế cho vay bằng Đô la Mỹ.
2.2.2 Chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn với sự phù hợp với việc sử dụng vốn vốn
Nhìn chung công tác tín dụng đặc biệt là tín dụng ngắn hạn chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với nguồn vốn huy động. HDBank ngày càng chú trọng mở rộng cho vay ngắn hạn, tập trung phát triển thị trường ngoài quốc doanh, đây là một thị trường đầy tiềm năng. Tuy nhiên, tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng nguồn huy động ngắn hạn vẫn chưa cao. Nguyên nhân do thị trường khan hiếm tiền VND nên các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động VND lên cao dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh lãi suất cho vay ngắn hạn tại HDBank trong năm 2007 có phần cao hơn các ngân hàng trên địa bàn dẫn đến tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn không cao. Để đảm bảo kinh doanh hiệu quả, không bị ứ đọng vốn huy động ngắn hạn, phần còn dư thừa một phần HDBank dùng để đảm bảo khả năng thanh toán, một phần dùng để cho vay trung dài hạn ( theo đúng quy định của NHNN). Tuy nhiên nếu cứ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn thì sẽ có nhiều rủi ro mất khả năng thanh toán, hơn nữa về mặt kinh tế là không hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc với tỷ lệ cao hơn mà khoản này thì không sinh lời, trong khi đó vốn huy động dài hạn trong thời gian trước đây thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100% vốn huy động, từ tháng 8/2007 Ngân hàng Nhà Nước mới quy định tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng phải dự trữ bắt buộc với tỷ lệ 1% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc.
2.2.2.2 Nguồn trung dài hạn:
Cho vay trung dài hạn là một thế mạnh của HDBank tuy nhiên trước đây chủ yếu là cho vay khách hàng Nhà Nước. Trong thời gian gần đây HDBank đã có những chuyển hướng tích cực sang cho vay thương mại. Tuy nhiên về nguồn vốn tài trợ cho vay trung dài hạn của HDBank hiện bị mất cân đối. Xét từ năm 2006 nguồn huy động trung dài hạn đã không đủ để tài trợ các khoản vay này, tỷ lệ sử dụng sang các nguồn khác là 2.02 % và sang năm 2007 tỷ
này đã lên tới 15.62%, đó là chưa kể tới nguồn huy động trung dài hạn của HDBank mới chỉ đạt từ 1-5 năm trong khi có những dự án kéo dài tới hơn 7 năm. Sự mất cân đối trong giai đoạn này cũng thể hiện ở nguồn đi vay HDBank tăng lên trong năm 2007. Trong năm 2007 có nhiều dự án lớn có hiệu quả được HDBank ký kết đồng tài trợ với một số các ngân hàng bạn và chỉ định cho HDBank đứng ra làm đầu mối giải ngân và quản lý các khoản vay này như dự án nhà máy nhiệt điện uông bí mở rộng. Một số dự án lớn trước đây vẫn nằm trong thời gian giải ngân và ân hạn vốn. Đây cũng là một trong số nguyên nhân làm cho dự nợ trung dài hạn tăng, làm mất cân đối nguồn trung dài hạn tại HDBank. Nắm bắt được nguy cơ rủi ro trên, năm 2008, HDBank đã thắt chặt tín dụng, chủ yếu chỉ phát triển cho vay thương mại ngắn hạn. HDBank đã từng bước tiến hành cơ cấu lại hoạt động tín dụng cho phù hợp với tình hình chung, vẫn duy trì cho vay các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả, mở rộng tìm kiếm cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh tốt, đẩy mạnh cho vay thành phần kinh tế dân doanh. Đặc biệt, HDBank đã đa dạng hoá các loại hình cho vay như hỗ trợ cho vay để mua nhà chung cư...phân tán rủi ro tránh tập trung tín dụng vào một loại hình doanh nghiệp.
Do đó trong thời gian tới, HDBank cần chú trọng hơn việc khai thác nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài, xu hướng dài hơn của tiền gửi kỳ hạn làm cho tính cân xứng ngày càng tốt hơn.