PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HỒ CHÍ MINH (HDBANK) GIAI ĐOẠN 2005-
2.3.1 Chi phí huy động vốn và chênh lệch lãi suất bình quân:
suất cho vay đối với khách hàng tốt nhất của nhiều NHTM được lựa chọn. Tuy nhiên trên thực tế trước tình hình cạnh tranh gay gắt của lãi suất đầu vào không một ngân hàng nào cho cho vay được với mức lãi suất cơ bản NHNN công bố. Đứng trước sức ép của các khách hàng được đánh giá là tốt luôn muốn được ngân hàng cho vay ở mức lãi suất cơ bản dẫn tới việc thoả thuận lãi suất đầu ra với khách hàng trở nên kho khăn hơn rất nhiều. Mặt khác huy động vốn với lãi suất thường là cố định nhưng cho vay lại có xu hướng theo lãi suất thả nổi, như vậy rủi ro về lãi suất cho ngân hàng là rất lớn. Thực tế cũng rút ra bài học với phương thức cạnh tranh cổ điển: nâng giá- tăng lãi suất huy động vốn để thu hút tiền gửi và giảm giá- hạ lãi suất cho vay để thu hút khách hàng, đem lại hiệu quả thấp và làm ảnh hưởng lợi ích chung cả hệ thống NHTM. Nâng lãi suất huy động vốn chỉ có tác dụng nhất định làm dịch chuyển vốn tiền gửi từ tổ chức tín dụng này sang tổ chức tín dụng khác mà thôi, bởi vì thu nhập của người dân chưa được cải thiện nhiều, nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội là có hạn. Giảm lãi suất cho vay không có tác dụng nhiều trong việc điều chỉnh nhu cầu vay vốn của khách hàng. Giới ngân hàng quốc tế giờ đây hầu như không còn áp dụng phương thức cạnh tranh này.
Trong những năm qua, lãi suất huy động liên tục biến đổi, do đó HDBank cũng thường xuyên có những điều chỉnh về lãi suất sao cho phù hợp với thị trường và đảm bảo đạt được những mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Lãi suất tiền gửi VND có xu hướng tăng lên trong 2006 (đầu năm 2005 lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND kỳ hạn 12 tháng là 6.84%/năm, đến cuối năm 2006 lãi suất tiền gửi loại này tăng lên đến 8.04%/năm), nhưng sang năm 2007 lãi suất lại giảm dần và đến cuối năm 2007 lãi suất tiền gửi tiết kiệm VND kỳ hạn 12 tháng là 7.2%/năm tuy nhiên đến năm 2008 tại tăng cao do sự cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng D nguồn vốn VND trở nên khan hiếm, lãi suất
nguồn vốn huy động nội tệ của các tổ chức tín dụng . Trong khi đó, lãi suất tiền gửi của đồng đôla Mỹ tại các ngân hàng thương mại ở Việt nam liên tục tăng mạnh do ảnh hưởng của lãi suất trên thị thường tiền tệ quốc tế. Đồng thời Ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức tín dụng tại ngân hàng Nhà nước từ 10% (áp dụng từ tháng 12/2005) xuống 8% (áp dụng từ tháng 4/2006), xuống 5% (áp dụng từ tháng 12/2006), và xuống còn 4% (áp dụng từ tháng 8/2007) đã làm cho chi phí nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm.
Từ đó việc đánh giá chi phí trả lãi cho nguồn vốn huy động được HDBank phân tích thông qua chỉ tiêu lãi suất bình quân đầu vào theo định kỳ hàng tháng. Lãi suất bình quân đầu vào được hiểu là tỷ lệ giữa tổng lãi phải trả theo cam kết chia cho tổng nguồn vốn bình quân (theo Quy trình Huy động vốn và điều hành vốn của HDBank Việt Nam). Trên cơ sở đó, lãi suất bình quân đầu vào của HDBank tính được là: lãi suất bình quân đầu vào của VND năm 2005 là 0,52%/tháng, năm 2006 là 0,53%/tháng và năm 2007 là 0,55%/tháng; lãi suất bình quân đầu vào của USD năm 2005 là 4,45%/năm, năm 2006 là 2,74%/năm và năm 2007 là 2,10%/năm
Để cạnh tranh được trên thị trường HDBank đã buộc phải tăng lãi suất đầu vào đặc biệt là đối với VND. Tuy nhiên việc tăng lãi suất đầu vào cũng đồng nghĩa tăng lãi suất đầu ra, nhưng do sức ép từ phía khách hàng vay vốn đồng thời lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm đã dẫn đến chênh lệch lãi suất bình quân của HDBank cũng ngày càng giảm. Như vậy rủi ro về lãi suất là rất lớn: Năm 2005, chênh lệch lãi suất bình quân đạt 1,9%/năm, năm 2006 chênh lệch lãi suất bình quân là 1,8%/năm ,năm 2007 chỉ đạt 1,5%/năm
tâm, là một việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động.