Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua từng thời kỳ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 25 - 31)

PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HỒ CHÍ MINH (HDBANK) GIAI ĐOẠN 2005-

2.2.1Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động qua từng thời kỳ

2.2.1.1 Nguồn huy động vốn

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, điều đó thể hiện khả năng tự chủ về nguồn vốn kinh doanh của HDBank đã được cải thiện, từ chỗ hoạt động bằng nguồn vốn vay là chủ yếu đến nay Ngân hàng đã cơ bản đảm bảo được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, và đóng góp một phần nguồn vốn cho hoạt động của toàn hệ thống.

Biểu đồ 1: Tăng trưởng vốn huy động của HDBank 2006-2008

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn:Báo cáo kiểm toán của HDBank 2006-2008)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng trưởng mạnh, ổn định cả về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng trong các năm . Năm 2006 nguồn vốn huy động của HDBank là 1.871 tỷ VND thì năm 2007 là 3.244 tỷ VND, tăng 170,89% so với năm 2006, năm 2008 là 12.456 tỷ VND tăng 375% so với năm 2007. Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động phù hợp với sự biến động của tổng nguồn vốn cũng như xu hướng phát triển chung của nền kinh tế và

nguồn vốn quan trọng và chủ yếu đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó quyết định quy mô cho vay và đầu tư của ngân hàng. Với sự tăng trưởng ổn định của nguồn vốn, HDBank đã khẳng định được vị thế của mình trong quá trình chuyển từ cho vay khách hàng nhà nước sang kinh doanh theo cơ chế thị trường dần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường kinh doanh.

HDBank đã cơ bản đảm bảo được nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, và đóng góp một phần nguồn vốn cho hoạt động của toàn hệ thống ngân hàng

Bảng 1: Vốn huy động của HDBank có từ các nguồn

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 I. Dân cư 1. Không kỳ hạn 2. Ngắn hạn 3. Trung dài hạn 1.210 200 660 350 2.280 320 1365 995 8.550 1080 6735 735 II. Tổ chức kinh tế 1. Không kỳ hạn 2. Ngắn hạn 3. Trung dài hạn 661 110 463 88 964 145 763 56 3906 183 2686 1037

Tổng nguồn huy động (I+II) 1.871 3.244 12.456

(Nguồn:Báo cáo kiểm toán của HDBank 2006-2008)

Năm 2006 nguồn vốn của HDBank huy động của cá nhân là 1.210 tỷ đồng VND chiếm 64.89% tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, thương hiệu HDBank vẫn chưa được nhiều người dân biết đến. Sang năm 2007, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ cũng như sự lãnh đạo đúng hướng của Ban giám đốc HDBank trong việc nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hoá các hình

thức huy động vốn đi kèm với các hình thức khuyến khích, các chương trình quảng bá phù hợp, nguồn vốn huy động từ dân cư tăng lên 2.280 tỷ VND vào năm 2007 và 8.558 tỷ VND vào năm 2008, tăng 375% so với năm 2007.

Nguồn vốn huy động của HDBank trong những năm qua chủ yếu là tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức huy động vốn khác nhau (tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn; tiền gửi tiết kiệm; giấy tờ có giá). Tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động năm 2006 chiếm 64.89% tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 chiếm 70.37% và năm 2008 chiếm 68.64%. Một trong những lý do tiền gửi cá nhân tăng là do HDBank nhận chi trả lương hộ cho các công ty (năm 2006 ký thêm hợp đồng chi trả lương tự động hàng tháng cho hơn 20 công ty: Công ty liên doanh câu lạc bộ Hà nội, Công ty tài chính dệt may, Công ty phát triển công nghệ tin học, Nutriway, và một số các tổ chức tín dụng trên địa bàn…), mở tài khoản và chi trả tiền kiều hối cho cá nhân, tiếp thị và khai thác được hơn 1.500 khách hàng cá nhân sử dụng thẻ ATM trong năm 2007. Mặt khác, HDBank liên tục mở rộng địa bàn huy động, các quỹ tiết kiệm liên tục được thành lập. Mặc dù có sự nỗ lực về huy động vốn nhưng nguồn vốn huy động của cá nhân vẫn chưa tăng mạnh, do năm 2007, 2008 HDBank đã nâng cấp 2 phòng giao dịch thành chi nhánh cấp 1, một số địa điểm huy động cũng được tách về các chi nhánh mới thành lập.

Bên cạnh đó, tiền gửi của tổ chức kinh tế tuy không có được thế mạnh về tính bền vững như nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư nhưng lại có lợi thế về giá cả huy động (chi phí huy động thấp hơn), có khả năng đáp ứng sự thiếu hụt nguồn vốn trong một thời gian ngắn. Đồng thời, việc thu hút được số lượng lớn khách hàng mở tài khoản tiền gửi sẽ tạo ra được lợi thế cho HDBank do khách hàng là những người gửi tiền hiện tại nhưng sẽ là những

khác, HDBank chú trọng phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ hỗ trợ trong việc huy động vốn như thanh toán liên ngân hàng mở rộng, là trung gian chi trả kiều hối cho các tổ chức tín dụng dựa vào mạng lưới rộng khắp cả nước, ưu đãi về phí thanh toán cho một số doanh nghiệp có tiền gửi lớn hoặc có quan hệ vay lớn đối với HDBank. Do đó, việc tăng trưởng tiền gửi của tổ chức kinh tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế, trong kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn huy động HDBank luôn coi trọng tăng trưởng tiền gửi của tổ chức kinh tế. Nhờ có những biện pháp thích hợp mà tỷ trọng tiền gửi tổ chức kinh tế trong nguồn vốn huy động những năm đều tăng. Tuy nhiên tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính mới chỉ hạn chế tập trung chủ yếu ở một số các khách hàng truyền thống của HDBank như Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ hỗ trợ, các Tổng công ty lớn có quan hệ tiền vay với HDBank. Như vậy nguồn tiền gửi này có tính rủi ro cao, không ổn định.

2.2.1.2 Kỳ hạn huy động:

Kỳ hạn của nguồn vốn huy động được HDBank thường xuyên phân tích, do việc đánh giá đúng đắn mức độ ổn định của nguồn vốn huy động là yếu tố quan trọng không chỉ giúp cho ngân hàng xác định kỳ hạn sử dụng vốn hợp lý mà còn là cơ sở cho việc xác định mức thanh khoản cần thiết

Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn vốn huy động Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Số dư TT% Số dư TT% Số dư TT%

-Tiền gửi không kỳ hạn -Tiền gửi ngắn hạn (<12 tháng)

-Tiền gửi trung dài hạn (>12 tháng) 410 1023 438 21.9 54.6 23.4 465 2128 650 14.33 65.59 20 1263 9.421 1.772 10.13 75.63 14.22 Tổng cộng 1871 100 3244 100 12456 100

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006, 2007, 2008 của HDBank )

Do đặc điểm của hệ thống HDBank là cho vay trung dài hạn nên việc chú trọng huy động nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là hết sức quan trọng. Năm 2006 nguồn vốn trung dài hạn đạt 438 tỷ đồng chiếm 23.4% nguồn vốn huy động, năm 2007 nguồn vốn này tuy có tăng về quy mô nhưng tỷ trọng lại giảm chỉ còn 20% tổng nguồn vốn huy động. Trong thời gian này HDBank phát hành nhiều loại công cụ huy động ngắn hạn với lãi suất hấp dẫn cũng như linh hoạt trong các hình thức rút trước hạn như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng... đã thu hút lượng vốn lớn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư ngắn hạn tại HDBank.

Năm 2007 nền kinh tế phát triển tương đối ổn định, cùng với quá trình hội nhập quốc tế các doanh nghiệp Việt nam đã không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh của mình. Năm 2008 là một năm đầy khó khăn trong lĩnh vực huy động vốn. Huy động vốn trên địa bàn Hà nội có sự cạnh tranh quyết liệt

cao hơn khối Ngân hàng thương mại nhà nước nhằm thu hút vốn về mình, các Ngân hàng nước ngoài, liên doanh dần được nới lỏng, tăng thêm các chức năng hoạt động, các định chế tài chính khác như công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện phát triển mạnh...đã đưa HDBank phải đối mặt với những thách thức hết sức to lớn. Nhận thức được tầm quan trọng về vốn cũng như đánh giá được các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn, với đội ngũ cán bộ trẻ đầy nhiệt huyết, HDBank đã nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn đưa ra các hình thức huy động mới như gửi tiết kiệm với lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng, chứng chỉ tiền gửi dài hạn..., nguồn vốn của HDBank vẫn tăng đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn đạt 1.772 tỷVND, chiếm 14.22% tổng nguồn vốn huy động.

Tuy nhiên, nhìn chung trên toàn cục diện nền kinh tế hiện nay cho thấy vốn trung dài hạn trở nên vô cùng khan hiếm. Theo nguyên lý chung thì thị trường vốn là nơi cung ứng vốn dài hạn nhưng trong thời gian qua vai trò này lại chủ yếu thuộc về hệ thống ngân hàng. Trước nhu cầu ngày càng tăng mạnh về đầu tư dài hạn, các NHTM nói chung và HDBank nói riêng đã sử dụng nhiều biện pháp để thu hút vốn dài hạn nhưng vẫn chưa tìm ra được biện pháp hữu hiệu nào.

2.2.1.3 Xét về cơ cấu nguồn tiền

Đơn vị: tỷ đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 25 - 31)