Khái quát tình hình nền kinh tế thế giới,kinh tế Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 51 - 54)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HDBANK

3.1.1Khái quát tình hình nền kinh tế thế giới,kinh tế Việt Nam trong thời gian qua

gian qua

Kinh tế thế giới và khu vực trong 3 năm qua từ 2006 đến 2008 đang trong xu thế đi xuống: các nền kinh tế Đông Á tăng trưởng 8,5%, trong đó, kinh tế Trung Quốc đạt 11,5%; NIEs đạt 4,9%; Đông - Nam Á 6,3%; Nam Á 8,1%, trong đó, Ấn Độ đạt 8,5%; châu Phi 6%, MỹLa-tinh đạt 5,6%, trong khi OECD chỉ đạt 2,7%. Các nền kinh tế khác như Nga là 7%, Mỹ 1,9%, Nhật Bản 2,0% và EU là 2,9%2).

Bên cạnh đó thiên tai, dịch bệnh liên tục diễn ra, đặc biệt là giá dầu mỏ

tăng và liên tục duy trì ở mức cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới. Việc duy trì chính sách đồng USD yếu của Chính phủ Mỹ đã gây bất ổn cho thị truờng tiền tệ thế giới.

Trong nước, năm 2008 chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, lạm phát đột biến (hơn 20%) giá vàng tăng mạnh bất lợi trong thanh toán và dự trữ, một số nguyên liệu (xi măng, sắt thép, nhựa, thuốc...) biến động bất thường. Những yếu tố đó đang tác động không nhỏ trực tiếp vừa có lợi, vừa bất lợi đến tình hình kinh tế xã hội đời sống và phát triển kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, với những chủ trương đúng đắn, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội và tốc độ phát triển kinh tế vẫn giữ vững và có nhiều chuyển biến tích cực: Tăng trưởng GDP đạt mức khá cao là 7,8% trong

năm 2006 và 8,0% trong năm 20073, thu nhập bình quân đầu người ước đạt

khoảng gần 1000 USD/ người, sản xuất công nghiệp tăng 15.6%, xuất khẩu đạt 26 tỷ USD tăng 28.9%, thu ngân sách đạt cao vượt kế hoạch...

Nền kinh tế Hà nội cũng gặp nhiều khó khăn, mặc dù có nhiều chỉ tiêu đặt ra đều đạt vượt kế hoạch song vẫn bị đánh giá là chưa khai thác và sử dụng hết tiềm năng về nguồn nhân lực, nguồn vốn và dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu còn thấp, sức cạnh tranh còn yếu; đầu tư dàn trải, một số công trình trọng điểm còn chưa triển khai đúng tiến độ. Tình hình kinh tế xã hội trên đã tác động không nhỏ đến hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

Với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, hệ thống NHTM đã có nhiều cố gắng trong việc cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong những năm qua, hệ thống NHTM đã có những bước phát triển mạnh và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đặc biệt trên địa bàn trọng điểm là Thủ đô Hà nội với sự tham gia của 33 chi nhánh Ngân Hàng thương mại Quốc Doanh, 17 Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần, 12 ngân hàng nước ngoài và 5 ngân hàng liên doanh, việc mở rộng mạng lưới hoạt động và ứng dụng công nghệ mới của các Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần như ACB, Kỹ thương, Eximbank...tính cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng cũng tiềm ẩn nhiều thách thức nói chung trong lĩnh vực huy động vốn nói riêng.

Môi trường huy động vốn ngày càng khó khăn và cạnh tranh quyết liệt. Theo một nguyên lý chung để tăng trưởng kinh tế thì phải có vốn. Trong điều kiện những năm qua ở nước ta, vốn đầu tư của ngân sách hạn hẹp, vốn tự có của doanh nghiệp cũng hạn chế, thị trường chứng khoán phát triển rồi lại đi xuống nên vốn tăng trưởng chủ yếu là từ hệ thống ngân hàng. Để góp phần

đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5.5% trong năm 20094 thì càng phải có

số vốn rất lớn. Hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn là lực lượng chủ yếu cung ứng vốn cho nền kinh tế, nhất là các Ngân Hàng thương mại Quốc Doanh, chiếm tới 76% thị phần cung ứng vốn tín dụng trong toàn bộ hệ thống ngân hàng.

Trong những năm gần đây có thể thấy một trong số các vấn đề nổi cộm trong hoạt động của ngân hàng đó là vốn huy động gặp rất nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng vốn huy động luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay. Tính chung trong cả nước năm 2006 vốn huy động tăng 19.4% so với năm trước, nhưng dư nợ cho vay tăng 21.2%; năm 2007 vốn huy động tăng 25.8%, còn dư nợ cho vay tăng 28.41%; năm 2008 vốn huy động tăng 23% nhưng dư nợ cho vay gần 27%. Đặc biệt là vốn nội tệ huy động còn tăng chậm hơn, mặc dù trong những năm gần đây các NHTM tung ra nhiều chiến dịch phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi... với lãi suất hấp dẫn, kèm theo nhiều hình thức tặng quà có giá trị và khuyến mãi hấp dẫn nhưng vốn nội tệ tăng vẫn chậm.

Một nguyên nhân khái quát chung có thể rút ra đó là, trong quá trình chuyển động của nền kinh tế theo xu hướng hội nhập, người dân ngày càng có nhiều sự chủ động và linh hoạt lựa chọn các kênh khác nhau để đầu tư vốn của mình chứ không phải hầu như là gửi ngân hàng lấy lãi như các năm trước

Các kênh mà họ có thể lựa chọn đó là: - Mua bảo hiểm nhân thọ:

Số lượng người mua bảo hiểm nhân thọ ngày càng tăng nhanh, hết năm 2007 cả nước có khoảng 5,7 triệu hợp đồng, năm 2008 có khoảng 6.6 triệu hợp đồng và ước tính năm 2009 con số này sẽ lên tới khoảng 7.5 triệu hợp đồng. Cùng với sự gia tăng của các hợp đồng bảo hiểm chính là lượng vốn mà nó thu hút, đó là năm 20074.615 tỷ đồng, năm 2008 6.500 tỷ đồng, năm 2004

khoảng 7.500 tỷ đồng, ước tính năm 2009 sẽ vào khoảng 8.500 tỷ đồng5.

- Mua cổ phần tại các doanh nghiệp cổ phần hoá. - Mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

- Đầu tư kinh doanh dưới hình thức thành lập doanh nghiệp. - Đầu tư vốn cho người thân đi xuất khẩu lao động.

- Đầu tư vào bất động sản.

- Mua trái phiếu kho bạc nhà nước.

- Thông qua một số kênh khác như: tiết kiệm bưu điện, quỹ đầu tư... - Thói quen cất trữ vàng, ngoại tệ.

Như vậy môi trường kinh doanh của HDBank có sự cạnh tranh quyết liệt đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn, đòi hỏi Ngân Hàng phải có những chính sách, định hướng kịp thời mới có thể đứng vững trước các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 51 - 54)