0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Chất lượng dịch vụ:

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ TP. HỒ CHÍ MINH (HDBANK (Trang 42 -45 )

PHÁT TRIỂN NHÀ TP.HỒ CHÍ MINH (HDBANK) GIAI ĐOẠN 2005-

2.3.3 Chất lượng dịch vụ:

2.3.3.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ.

Đội ngũ cán bộ nhân viên HDBank có tuổi đời trẻ với tuổi bình quân là 29 tuổi, đây chính là một lợi thế so sánh quan trọng so với các ngân hàng trên địa bàn cũng như các ngân hàng thương mại quốc doanh. Với một lực lượng hùng hậu có tính năng động sáng tạo cao, có khả năng chịu được cường độ và áp lực công việc lớn, đang trong thời kỳ phát triển mong muốn cống hiến, được đào tạo cơ bản (có trình độ đại học và trên đại học chiếm 69%) và được chọn lọc qua thi tuyển công khai, HDBank đã thực hiện nghiên cứu năng lực cán bộ, đánh giá mặt mạnh mặt yếu của mỗi cán bộ từ đó bố trí các vị trí công việc phù hợp nhằm phát huy tốt nhất các ưu điểm, thế mạnh của từng cán bộ. Cùng với việc bố trí hợp lý công việc, HDBank đã thực hiện nhiều hình thức đào tạo cụ thể thiết thực và có hiệu quả như:

+ Đào tạo tổng hợp như các kiến thức chung và các lĩnh vực hoạt động cuả Ngân hàng, giới thiệu về truyền thống Ngân hàng Việt Nam, vai trò của khách hàng với lợi ích của Ngân hàng, xây dựng tác phong làm việc hiện đại, thái độ phục vụ khách hàng nhanh chóng ân cần, chu đáo…

+ Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn nghiệp vụ qua buổi học nội bộ tập trung, họp phòng định kỳ, cử đi các đợt đào tạo tại HDBank hoặc các ngân hàng khác như Citibank, AMEX, HSBC…, thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài đến hướng dẫn và giảng dạy, liên tục cập nhập và phổ biến các văn bản, thông tư, quy định, hướng dẫn có liên quan đến ngành ngân hàng.

+ Đào tạo nâng cao tính làm việc độc lập tự chủ của mỗi cá nhân và thích ứng làm việc theo nhóm, đào tạo đội ngũ lãnh đạo có khả năng quản lý tốt, xây dựng và lập kế hoạch các công việc và chương trình hành động

+ Thực hiện tài trợ đối với các cán bộ có nhu cầu học tập ngoài giờ hay đối với các cán bộ được học bổng theo học cao học nước ngoài có cam kết trở lại phục vụ

Cùng với những kiến thức được đào tạo, qua giao dịch với một số lượng khách hàng lớn và khối lượng công việc nhiều, liên tục và đa dạng tại HDBank chính là điều kiện cần thiết cho sự hoà quyện giữa lý thuyết và thực tế tạo nên nhanh chóng những kinh nghiệm cần thiết và không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ trẻ.

Chính vì vậy có thể nói chất lượng đội ngũ cán bộ tại HDBank được đánh giá khá cao so với mặt bằng các ngân hàng trên địa bàn, có khả năng tiếp cận khách hàng, khả năng tư vấn khách hàng tốt, là đại diện cho bộ mặt của ngân hàng bởi mọi khách hàng chỉ đánh giá ngân hàng qua việc tiếp xúc với nhân viên ngân hàng.

Mặc dù HDBank đã có những nỗ lực và đạt được một số thành công trong công tác đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ tuy nhiên chưa hẳn đã vượt trội so với chất lượng cán bộ của một số ngân hàng trên địa bàn đặc biệt là ngân hàng nước ngoài do cơ chế thi tuyển thoáng hơn, công khai hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến và khuyến khích vật chất cao dựa trên năng lực đóng góp từng thành viên chứ không phục thuộc quá nhiều vào thâm niên công tác như các ngân hàng quốc doanh. Bên cạnh đó việc đào tạo ở HDBank tuy bài bản nhưng nhiều lúc không khoa học, dàn trải chưa tập trung, chưa thực sự chuyên sâu đặc biệt trong các lĩnh vực nghiệp vụ mới như các dịch vụ ngân

động viên khuyến khích cán bộ nỗ lực cống hiến cũng như quay trở lại làm việc khi học xong. HDBank mặc dù có quan tâm đến việc liên kết với một số ngân hàng nước ngoài để học tập kinh nghiệm, trình độ nghiệp vụ, khả năng quản lý tiên tiến nhưng còn rất ít và chưa thường xuyên.

2.3.3.2 Trình độ công nghệ và các sản phẩm áp dụng công nghệ cao hỗ trợ cho hoạt động huy động vốn:

Có thể nhận xét một cách khách quan về trình độ công nghệ các ngân hàng trong nước thì ngay từ khi gia nhập các chi nhánh ngân hàng nước ngoài luôn thể hiện thế mạnh của mình trong cả hai lĩnh vực quản lý và công nghệ ngân hàng như ANZ với dịch vụ Internet Banking, tiếp đến là một số ngân hàng thương mại cổ phần và khối ngân hàng quốc doanh như ACB với dịch vụ chuyển tiền nhanh, Ngân hàng ngoại thương với các dịch vụ về thẻ ATM, Mastercard, Visacard, Ngân hàng Đông á với dịch vụ nộp tiền qua ATM… Trước xu thế hội nhập và đảm bảo năng lực cạnh tranh của mình, HDBank đã không ngừng tự đổi mới các trang thiết bị điện tử, nghiên cứu ứng dụng các phần mềm vi tính trong hoạt động nghiệp vụ và phục vụ khách hàng từ đó không ngừng nâng cao hơn trình độ công nghệ của mình.

Với sự tài trợ và giúp đỡ của Ngân hàng thế giới và Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong việc hiện đại hoá hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam, HDBank đơn vị triển khai thí điểm đầu tiên đã trở thành một ngân hàng hiện đại hoạt động đa năng trên địa bàn vào đầu tháng 10 năm 2007. Với công nghệ mới này, toàn bộ dữ liệu được tập trung giúp cho việc tra cứu thu thập và xử lý thông tin khách hàng được nhanh chóng, quản lý và điều hành vốn kịp thời, đẩy mạnh tốc độ thanh toán trong và ngoài địa bàn, thanh toán trong hệ thống là tự động (online), tạo ra một số lượng sản phẩm huy động vốn đa dạng về chủng loại, lãi suất, thời hạn, phương thức thanh toán và đặc biệt là khả năng gửi nhiều nơi rút nhiều nơi, phát triển các dịch vụ khác như HDBANK-Home banking, ATM, … Cùng với việc triển khai hiện

đại hoá thành công thì trình độ công nghệ của HDBank đã được nâng lên một bậc đáng kể và đưa HDBank trở thành một trong những ngân hàng có trình độ công nghệ cao trên địa bàn, có khả năng cung cấp được một khối lượng lớn các sản phẩm dịch vụ có nhiều tiện ích và tính cạnh tranh cao. Tuy nhiên chương trình hiện đại hoá trong giai đoạn này còn bộc lộ rất nhiều mặt nhược điểm không phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, tiến độ thực hiện chương trình còn chậm dự kiến đầu năm 2009 triển khai hết các chi nhánh, do dữ liệu tập trung nên việc xây dựng các chương trình phần mềm ứng dụng trong nghiệp vụ và khai thác dữ liệu nội bộ chi nhánh khó khăn hơn, hạn chế việc đổi mới nâng cao trình độ công nghệ riêng từng chi nhánh… Bên cạnh đó, HDBank trong thời gian này chưa chủ động nghiên cứu sáng tạo tìm kiếm và phát triển các sản phẩm mới trên nền tảng công nghệ mới mà gần như hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ của Nhà Nước cũng như các Ngân Hàng đi trước. Mặc dù tốc độ hiện đại hoá của ngân hàng Công thương chậm hơn nhiều, thanh toán ở Ngân hàng Nông nghiệp chưa tự động (online), số lượng các chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương còn ít, tuy nhiên đây là những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của HDBank nói chung và của chính HDBank trên địa bàn Hà nội nói riêng đặc biệt là trong phát triển các sản phẩm huy động vốn và dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền công nghệ mới. Vì vậy, HDBank cần thay đổi suy nghĩ có kế hoạch định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ mới và không ngừng nâng cao trình độ công nghệ của mình.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ TP. HỒ CHÍ MINH (HDBANK (Trang 42 -45 )

×