Chiến lược Maketing

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 60 - 62)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HDBANK

3.4.1Chiến lược Maketing

Chiến lược Maketing là chiến lược được các ngân hang sử dụng để tác động vào nhu cầu của khách hang đối với sản phẩm của ngân hang. Hoạt động xúc tiến hoặc quảng bá sản phẩm đó là sự phối hợp nỗ lực của các nhà ngân hàng để hình thành kênh thông tin và thuyết phục nhằm bán được sản phẩm hay duy trì mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng.Đây là hoạt động được tiến hành thường xuyên liên tục và phải duy trì trong thời gian dài thông qua các điểm truyền tin đa dạng, phức tạp trong và ngoài ngân hàng.Tuy nhiên để cạnh tranh với các ngân hang khác trong tình cảnh khó khăn hiện nay thì chiến lược Maketing của HDBank phải có những “tiến bộ” hơn so với các ngân hang khác.

HDBank cần tiếp cận khách hàng theo 2 hướng chính:

a. Trực tiếp:

Sản phẩm của ngân hàng mang đặc tính của sản phẩm dịch vụ nghĩa là hành động mua và bán được xảy ra đồng thời thông qua sự tiếp xúc trực tiếp của nhân viên ngân hàng, đặc biệt là nhân viên giao dịch với khách hàng. Thông qua sự giao dịch này thông tin của sản phẩm ngân hàng đã được truyền thông, tiếp thị một cách trực tiếp. Đặc điểm của việc truyền thông trực tiếp này là đưa lại cho ngân hàng kết quả nhanh chóng về thái độ phản hồi của

khách hàng từ đó có sự điều chỉnh kịp thời trong hành vi cung cấp sản phẩm dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng.

b. Gián tiếp:

Ngân hàng sử dụng nhiều phương tiện truyền thông như quảng cáo khuyến mại, hội nghị... nhằm quảng bá cho sản phẩm.

Việc xây dựng các thông điệp truyền thông gián tiếp rất tốn kém do vậy, trước khi thực hiện phải xem xét kỹ lưỡng những mục tiêu nó có thể đạt được so với chi phí bỏ ra. Ngoài ra, thông điệp truyền thông được xây dựng phải căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm tiếp nhận thông tin của đối tượng khách hàng nhằm đảm bảo nội dung của nó phải được sự tiếp nhận và tin tưởng của đối tượng khách hàng.

- Quảng cáo: Để sắp tung ra thị trường một sản phẩm mới, HDBank nên quảng cáo thông qua phát thanh truyền hình, áp phíc, tờ rơi, băng rôn, tạp chí... Đây là hình thức truyền tin đến khách hàng một cách rộng rãi nhất.

- Khuyến mãi: Đây là hình thức khó sử dụng thường xuyên vì chi phí lớn. HDBank cần thực hiện trong trường hợp muốn duy trì hoặc mở rộng thêm khách hàng mới hay cũng có thể đi kèm với đợt tung ra sản phẩm mới.

- Hội nghị, hội thảo: Hình thức quảng bá này bị bó hẹp trong những người tham gia, tuy nhiên nó la hình thức truyền thông một cách chuyên sâu và tập trung vào đoạn thị trường mục tiêu mà ngân hàng đã lựa chọn.

- Marketing trực tiếp: Phương thức này bao gồm các việc như: gửi thư, gửi tờ rơi đến tận khách hàng, giải đáp đến truyền hình, điện thoại cho khách hàng... Marketing trực tiếp, số lượng khách hàng nhận được thông điệp mỗi lần thực hiện hạn chế, tuy nhiên khách hàng nhận được nhanh chóng thông tin về ngân hàng ngược lại ngân hàng có nhiều cơ hội giao tiếp với khách hàng

Mục tiêu của việc tiếp xúc khách hàng thông qua giao dịch trực tiếp hay gián tiếp thì cuối cùng mục đích của ngân hàng là muốn tạo ra những mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng thông qua các thông tin phản hồi nhận được từ phía khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng Phát Triển Nhà Tp. Hồ Chí Minh (HDBank (Trang 60 - 62)